Amazon nỗ lực thu hút các đối tác Trung Quốc giữa bối cảnh cạnh tranh từ Temu, Shein

Amazon đã tổ chức một hội nghị trong tuần này dành riêng cho các thương nhân có trụ sở tại Trung Quốc, những người chiếm một lượng lớn thị trường bên thứ ba của công ty…

Sự xuất hiện của Temu và Shein tại thị trường Mỹ đang khiến nhiều công ty lâu đời như Amazon và eBay lo ngại
Sự xuất hiện của Temu và Shein tại thị trường Mỹ đang khiến nhiều công ty lâu đời như Amazon và eBay lo ngại

Trước sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các nhà bán lẻ trực tuyến như Shein và Temu, Amazon phải nỗ lực tìm cách thu hút các đối tác bán hàng từ Trung Quốc, những đơn vị chiếm một phần không nhỏ trong nguồn cung hàng hoá trên nền tảng.

Tại một hội nghị kéo dài 3 ngày do Amazon tổ chức, công ty cho biết họ có kế hoạch mở một trung tâm đổi mới gần Thâm Quyến, nơi còn được gọi với cái tên là Thung lũng Silicon của Trung Quốc - tập trung những công ty công nghệ hàng đầu của nền kinh tế thứ hai thế giới.

Hội nghị thường niên dành cho người bán hàng ở Trung Quốc có sự góp mặt của một số người đứng đầu Amazon và thường thu hút hàng nghìn thương nhân trong khu vực.

Theo đó, Amazon sẽ thúc đẩy số lượng và hỗ trợ người bán (seller) ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong việc ra mắt sản phẩm, xây dựng thương hiệu và số hóa.

Công ty cũng đang cung cấp cho người bán Trung Quốc quyền truy cập vào dịch vụ chuỗi cung ứng đầu cuối, được ra mắt tại Mỹ vào tháng 9 vừa qua. Động thái này sẽ cho phép người bán vận chuyển hàng hóa từ các nhà máy nước ngoài và bổ sung chúng trên Amazon cùng nhiều kênh khác chỉ qua một điểm dừng.

Mặc dù Amazon không còn hoạt động ở thị trường Trung Quốc, nhưng các thương nhân tại quốc gia này vẫn muốn tận dụng Amazon để tiếp cận cơ sở khách hàng toàn cầu. Có thời điểm, gần một nửa số người bán hàng hàng đầu trên Amazon có trụ sở tại Trung Quốc, theo Marketplace Pulse.

Vào năm 2023, số lượng mặt hàng được người bán Trung Quốc bán trên Amazon đã tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm trước, trong khi số lượng người bán Trung Quốc có doanh thu trên 10 triệu USD đã tăng 30%.

Trong khi đó, sự cạnh tranh gay gắt đang dần nổi lên từ nền tảng thuộc sở hữu của “gã khổng lồ” công nghệ Trung Quốc PDD Holdings - Temu và Shein - được thành lập tại Trung Quốc nhưng năm ngoái đã chuyển trụ sở chính sang Singapore.

Shein, công ty chủ yếu bán các mặt hàng thời trang nhanh và phụ kiện, đã ra mắt một Marketplace vào đầu năm nay nhằm đa dạng hoá danh mục sản phẩm, ví dụ như đồ điện tử và đồ gia dụng. Một số thương nhân Amazon đã bắt đầu bán hàng trên Shein trong những tháng gần đây.

Vào cuối tháng 11, Shein bí mật nộp đơn xin IPO ở Mỹ. Mặc dù việc niêm yết có thể là động lực giúp công ty mở rộng tại Mỹ và trên toàn cầu, nhưng Shein cũng phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ về tác động của nó đối với môi trường, mối quan hệ với Trung Quốc và những cáo buộc sử dụng lao động cưỡng ép trong chuỗi cung ứng. Công ty lần gần đây nhất được định giá ở mức 66 tỷ USD, theo CNBC đưa tin.

Temu, nền tảng thương mại điện tử với đủ loại mặt hàng có giá thành bình dân, đã chạy một quảng cáo Super Bowl vào đầu năm nay và kể từ đó liên tiếp thực hiện các đợt tiếp thị rầm rộ. Trong quý 4, Temu chiếm 20% đến 25% số lần hiển thị quảng cáo được mua trên Google, so với mức “gần bằng 0” vào cuối năm 2022, theo một ghi chú nghiên cứu gần đây của TD Cowen. Người mua hàng Temu dành thời gian trên ứng dụng nhiều hơn gần gấp đôi so với Amazon và eBay.

Tuần trước, Amazon đã cập nhật bảng phí mới dành cho người bán, cắt giảm mức phí từ 17% xuống còn 5% đối với các sản phẩm thời trang có giá dưới 15 USD. Động thái này rõ ràng được thực hiện nhằm thu hút và tạo động lực cho các đối tác bán hàng từ Temu và Shein tham gia vào Amazon.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Honda và Nissan bắt tay sáp nhập

Honda - Nissan: Sáp nhập hay là "chết"?

Thông tin về việc Honda và Nissan tìm kiếm thỏa thuận sáp nhập cho thấy các nhà sản xuất ô tô đang tìm cách đối mặt với sự cạnh tranh từ Trung Quốc, thị trường trong nước đang thu hẹp cũng như mối đe dọa về thuế quan...

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…