Amazon phát hiện hơn 7 triệu sản phẩm hàng giả, 700.000 tài khoản lừa đảo trong năm 2023

Cuộc chiến chống hàng giả tiếp tục được đẩy mạnh trên nền tảng thương mại điện tử Amazon vào năm ngoái, với 7 triệu sản phẩm hàng giả bị thu giữ và 700.000 âm mưu lừa đảo bị phát hiện…

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Amazon phát hiện hơn 7 triệu sản phẩm hàng giả, 700.000 tài khoản lừa đảo trong năm 2023

Theo dữ liệu mới nhất được Amazon công bố, vào năm 2023, công ty đã thu giữ 7 triệu sản phẩm hàng giả, nhiều hơn 1 triệu sản phẩm so với năm 2022 trên nền tảng thương mại điện tử Amazon.com.

Trong Báo cáo Bảo vệ Thương hiệu, công ty thương mại điện tử cho biết kể từ khi thành lập Đơn vị chống tội phạm lừa đảo và hàng giả (CCU), Amazon đã truy đuổi và trừng phạt hơn 21.000 âm mưu lừa đảo trên toàn cầu thông qua các vụ kiện và báo cáo lên cơ quan thực thi pháp luật.

“Vào năm 2023, Amazon tăng cường hợp tác chống hàng giả xuyên biên giới với các thương hiệu đa quốc gia và cơ quan thực thi pháp luật. Riêng tại Trung Quốc, công ty đã hợp tác với các đơn vị quản lý thị trường để đột kích 50 địa điểm sản xuất hàng giả; xác định và bắt giữ 100 cá nhân có liên quan đến đến hoạt động sản xuất, cung cấp, phân phối các sản phẩm hàng giả, hàng nhái”, ông Dharmesh Mehta, phó chủ tịch Amazon, nêu rõ trong tài liệu.

Theo như chia sẻ từ phía công ty, đơn vị CCU của Amazon hiện có tới 15.000 nhân viên, trong đó bao gồm cả các nhà phát triển phần mềm, nhà khoa học, nghiên cứu máy học và chuyên gia điều tra… Ngoài ra, công ty cũng liên tục rót thêm 1,2 tỷ USD đầu tư cho dự án vào năm 2023.

Công ty tin rằng những nỗ lực này đang phát huy tác dụng. Vào năm ngoái , Amazon cũng đã đã phát hiện ra 700.000 âm mưu lập tài khoản bán hàng giả. Con số này đã giảm mạnh so với mức 800.000 lần vào năm 2022, 2,5 triệu lần vào năm 2021 và 6 triệu vào năm 2020.

Sự gia tăng của hàng giả trên các nền tảng mua sắm trực tuyến không chỉ làm mất lòng tin ở người tiêu dùng mà còn khiến các công ty công nghệ có nguy cơ phải chịu trách nhiệm về những tội ác có thể xảy ra trên trang web của họ. Trong trường hợp của Amazon, vấn đề này đặc biệt rủi ro khi nền tảng được mở cho bên bán hàng thứ ba, hiện chiếm tới 58% số sản phẩm bán ra của nền tảng.

Amazon đã chọn cách tăng cường hợp tác với các thương hiệu và tuyên bố rằng vào năm 2023, số khiếu nại vi phạm đã giảm mạnh hơn 30%.

Seeding, review giả mạo cũng là một vấn đề khác và Amazon đang phải sử dụng các công cụ công nghệ để ngăn chặn chúng lan rộng.

Trong những năm gần đây, một ngành công nghiệp bất hợp pháp đã xuất hiện trên mạng Internet, nhằm lợi dụng giá trị mà các review (đánh giá) mang lại cho người tiêu dùng. Những kẻ phạm tội này nhắm mục tiêu trực tiếp đến khách hàng thông qua các trang web, kênh truyền thông xã hội và dịch vụ nhắn tin bên ngoài Amazon, yêu cầu họ viết đánh giá giả mạo để đổi lấy tiền, sản phẩm miễn phí hoặc các ưu đãi khác.

Tháng 3 vừa qua, Amazon đã đệ đơn kiện quản trị viên của một nhóm hoạt động trên Telegram dưới cái tên “Sản phẩm miễn phí”, chuyên lôi kéo và thực hiện các đánh giá giả mạo từ Tây Ban Nha. Nhóm sử dụng dịch vụ tin nhắn có mã hoá của Telegram, đưa ra hứa hẹn nếu người mua đánh giá 5 sao cho một số sản phẩm nhất định thì họ sẽ được hoàn lại số tiền của sản phẩm đó.

Cơ quan giám sát người tiêu dùng Tây Ban Nha (OCU) cũng đã gửi yêu cầu tới Telegram để đóng cửa các hội nhóm lừa đảo kiểu này.

Có thể bạn quan tâm