Apple có khả năng chuyển dây chuyền sản xuất iPad từ Trung Quốc sang Việt Nam

Apple được cho là đang chuyển một phần dây chuyền sản xuất iPad từ Trung Quốc sang Việt Nam.
Apple có khả năng chuyển dây chuyền sản xuất iPad từ Trung Quốc sang Việt Nam

Theo Nikkei Asia, Apple có kế hoạch di chuyển một phần dây chuyền sản xuất iPad từ Trung Quốc sang Việt Nam sau khi tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng xuất phát từ việc lockdown tại Trung Quốc đã góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt sản phẩm và linh kiện trên toàn cầu. 

Động thái này cho thấy cách Apple đang cố gắng để quản lý nguồn cung của mình nhằm đáp ứng nhu cầu từ người tiêu dùng và mở rộng sản xuất bên ngoài Trung Quốc, một quá trình mà hãng bắt đầu tăng tốc khi căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang. Ví dụ như việc công ty đã chuyển sản xuất một số phần của AirPods sang Việt Nam. Việc chuyển một số mảng sản xuất iPad sang Việt Nam có thể giúp hãng thúc đẩy doanh thu iPad trong thời gian tới. 

Giám đốc điều hành Apple Tim Cook cho biết vào tháng 4 rằng, phân khúc iPad của công ty có "những hạn chế về nguồn cung rất đáng kể" trong quý thứ hai. Doanh thu iPad đã giảm 1,92% so với cùng kỳ năm ngoái, mảng kinh doanh duy nhất của Apple bị sụt giảm. Và Giám đốc tài chính Apple Luca Maestri đã cảnh báo về một số thách thức mà công ty phải đối mặt trong quý hiện tại, bao gồm các hạn chế về nguồn cung liên quan đến Covid-19 có thể ảnh hưởng đến tổng doanh thu từ 4 đến 8 tỷ USD.

Theo Nikkei Asia, Apple đã yêu cầu một số nhà cung cấp tăng cường nguồn dự trữ các linh kiện như bảng mạch in và một số bộ phận điện tử, đặc biệt là những sản phẩm được sản xuất ở Thượng Hải.

Người phát ngôn của Apple đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận của CNBC.

Xem thêm

Apple tuyển dụng nhân sự ở nhiều vị trí tại Việt Nam

Apple tuyển dụng nhân sự ở nhiều vị trí tại Việt Nam

Vị trí quản lý chất lượng cơ khí, kỹ sư phát triển máy ảnh, trưởng nhóm thiết kế module camera, quản lý chương trình kỹ thuật, quản lý cung ứng… đang được Apple tuyển dụng để làm việc tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Có thể bạn quan tâm

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Ngành du lịch Mỹ đang chao đảo khi lượng khách quốc tế sụt giảm mạnh do căng thẳng chính trị, chính sách nhập cư khắt khe và các rào cản visa, khiến nhiều điểm đến và doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ thất thu nghiêm trọng trong mùa cao điểm…

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…