Bác sĩ cảnh báo về phương pháp súc miệng dầu dừa

Súc miệng dầu dừa, hay còn gọi là “oil-pulling” đang được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội như một phương pháp chăm sóc răng miệng ngon-bổ-rẻ, nhưng nhiều chuyên gia trong ngành lại đặt câu hỏi về lợi ích thực sự của phương pháp này…

Bác sĩ cảnh báo về phương pháp súc miệng dầu dừa

Trong hàng trăm video làm đẹp trên mạng xã hội TikTok, có thể thấy rất nhiều người dùng đang tích cực chia sẻ một mẹo chăm sóc răng miệng tự nhiên bằng dầu dừa. Cụ thể, họ ngậm 1 thìa dầu dừa nguyên chất vào miệng và liên tục súc kĩ trong vòng 10-20 phút, sau đó nhổ ra.

Phương pháp này được gọi là oil-pulling (kéo dầu), vốn có nguồn gốc từ Ayurveda, một hệ thống y học cổ truyền từ Ấn Độ, Pakistan, Nepal, Bangladesh và Sri Lanka. Người ta cho rằng phương pháp này giúp ngăn ngừa viêm nướu, sâu răng, tụt nướu, làm trắng răng và cải thiện hệ vi sinh trong miệng.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nha khoa vẫn tỏ ra hoài nghi. "Không có bằng chứng khoa học nào cho thấy oil-pulling mang đến lợi ích đến vậy”, bác sĩ nha khoa Parul Dua Makkar tại New York (Mỹ) khẳng định.

Trong khi đó, theo bác sĩ Deborah Foyle, chuyên gia nha chu tại Đại học Nha khoa Texas A&M chia sẻ, một phân tích vào năm 2022 trên chín thử nghiệm lâm sàng quy mô nhỏ cho thấy oil-pulling có thể giúp giảm bớt một lượng nhỏ vi khuẩn trong miệng, nhưng không hề làm giảm mảng bám, tình trạng viêm, sưng đỏ hay chảy máu nướu. Một số báo cáo khác cũng chỉ ra rằng súc miệng bằng dầu có thể đỡ hôi miệng, nhưng các nghiên cứu này có quy mô nhỏ và chưa được kiểm chứng đầy đủ nên khó đưa ra kết luận đáng tin cậy, bác sĩ Foyle nói thêm.

Theo Hiệp hội Nha khoa Mỹ (ADA), hoàn toàn chưa có nghiên cứu khoa học chuyên sâu nào chứng minh oil-pulling giúp giảm sâu răng, làm trắng răng hoặc cải thiện sức khỏe răng miệng.

Dù súc miệng dầu dừa ít khả năng gây nguy hiểm, nhưng nó cũng có nguy cơ gây ra một số tác dụng phụ, bác sĩ Mark S. Wolff, chuyên gia nha khoa phục hồi tại Penn Dental Medicine lưu ý. Phương thức Oil-pulling thường được khuyên nên làm lúc bụng đói để tránh dầu trộn lẫn với thức ăn trong miệng. Tuy nhiên, nếu lỡ nuốt phải dầu có thể gây khó chịu dạ dày.

Ngoài ra, việc súc miệng bằng dầu cũng khá mất thời gian. "Súc miệng 5 phút đã là lâu rồi. 20 phút thì thực sự quá dài”, bác sĩ Wolff nhận xét.

Có thể súc miệng bằng dầu từng mang lại lợi ích ở thời xưa, khi con người chưa có bàn chải và kem đánh răng, nhưng ngày nay chúng ta không cần đến nó nữa.

Cả bác sĩ Wolff và bác sĩ Makkar đều đồng tình rằng mọi người vẫn có thể thử oil-pulling nếu muốn, nhưng hãy nhớ là nó không thể thay thế việc đánh răng hay dùng chỉ nha khoa như một số tài sản TikTok từng tuyên bố.

Xem thêm

Đội ngũ nghiên cứu do giáo sư Sun Cheng từ Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc dẫn đầu

Công cụ mới giúp dự đoán nguy cơ tái phát ung thư gan

Trung Quốc và Singapore mới đây đã phát triển được hệ thống chấm điểm TIMES giúp dự đoán nguy cơ tái phát ung thư gan với độ chính xác lên đến 82,2%, mở ra hướng đi mới cho điều trị căn bệnh nguy hiểm này…

Ăn gì để "đánh bay" viêm xoang?

Ăn gì để "đánh bay" viêm xoang?

Từ vitamin C, kẽm, omega-3 đến các món trà ấm... đều “trợ thủ” đắc lực giúp bạn giảm triệu chứng và tăng cường sức khỏe khi bị viêm xoang...

Có thể bạn quan tâm

Một giấc ngủ ngon là gốc của một cơ thể khỏe mạnh

10 thực phẩm tự nhiên tốt cho người mất ngủ

Bổ sung những thực phẩm giàu dưỡng chất và vitamin vào chế độ ăn hàng ngày không chỉ giúp cơ thể thư giãn mà còn là bí quyết tuyệt vời để bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ ngon và sâu...

Thị trường đồ uống bổ trợ sức khoẻ lên ngôi

Thị trường đồ uống bổ trợ sức khoẻ lên ngôi

Thị trường đồ uống chức năng toàn cầu đang duy trì được phong độ tăng trưởng ổn định, trong đó Trung Quốc nổi lên như một động lực quan trọng với nhu cầu ngày càng cao từ người tiêu dùng…