Bang đầu tiên của Mỹ chính thức cấm TikTok

Thống đốc Greg Gianforte đã ký một dự luật cấm TikTok ở Montana, trở thành bang đầu tiên cấm hoàn toàn ứng dụng do ByteDance phát triển.

Cụ thể, Thống đốc thuộc đảng Cộng hòa đã ký thành luật vào 17/5, nhấn mạnh lệnh cấm nhằm bảo vệ công dân khỏi ảnh hưởng của nước ngoài vì TikTok thuộc sở hữu của ByteDance có trụ sở tại Bắc Kinh.

Hành động của bang Montana tuân theo những nỗ lực tại Quốc hội Mỹ, bao gồm cả dự luật lưỡng đảng tại Thượng viện nhắm vào TikTok và các ứng dụng khác của nước ngoài.

cấm TikTok
Lệnh cấm TikTok tại bang Montana có hiệu lực từ 1/1/2024.

Theo Reuters, lệnh cấm có hiệu lực từ ngày 1/1/2024. Trong đó, Montana quy định việc cửa hàng ứng dụng Google Play và App Store cung cấp TikTok trong khuôn khổ bang của họ là bất hợp pháp.

TikTok, có hơn 150 triệu người dùng Mỹ, đang đối mặt với những lời kêu gọi ngày càng tăng từ các nhà lập pháp và quan chức bang trong việc cấm ứng dụng trên toàn quốc do lo ngại về việc kiểm soát dữ liệu người dùng cũng như sức mạnh lan truyền thông tin xấu độc của thuật toán của TikTok.

Montana, nơi có dân số chỉ hơn một triệu người, cho biết TikTok có thể bị phạt cho mỗi lần vi phạm, và phạt thêm 10.000 USD mỗi ngày nếu không tuân thủ. Apple và Google cũng có thể phải trả 10.000 USD cho mỗi ngày vi phạm lệnh cấm.

Tuy nhiên, lệnh cấm TikTok có thể sẽ vấp phải nhiều thách thức pháp lý liên quan đến quyền tự do ngôn luận của người dùng. Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump từng nỗ lực cấm tải TikTok và WeChat thông qua quy định của Bộ Thương mại vào năm 2020, nhưng bị tòa án phản bác và chưa bao giờ có hiệu lực.

Cuối tháng 3, CEO TikTok Shou Chew điều trần trước Hạ viện Mỹ và phải trả lời hàng loạt câu hỏi từ lưỡng đảng, với mối nghi ngờ chính liên quan đến việc gửi dữ liệu của người dùng Mỹ về Trung Quốc. Đồng thời, yêu cầu Bytedance thoái vốn khỏi TikTok hoặc nền tảng sẽ bị cấm. Ông cũng nhận được nhiều câu hỏi về cách ứng dụng bảo vệ quyền riêng tư, sức khỏe tinh thần trẻ em.

TikTok đang thực hiện dự án Project Texas nhằm tạo ra một đơn vị độc lập lưu trữ dữ liệu người dùng Mỹ trên máy chủ do hãng công nghệ Mỹ Oracle vận hành.

TikTok cho biết, luật mà Montana ban hành đang vi phạm Tu chính án 1 của Hiến pháp Mỹ và công ty đang đánh giá các động thái pháp lý tiếp theo.

“Chúng tôi muốn trấn an người dân Montana rằng họ có thể tiếp tục sử dụng TikTok để thể hiện bản thân, kiếm sống và tìm kiếm cộng đồng khi chúng tôi tiếp tục làm việc để bảo vệ quyền của người dùng trong và ngoài Montana" - Brooke Oberwetter, người phát ngôn của TikTok, cho biết.

Tương tự, Carl Szabo - phó chủ tịch kiêm cố vấn chung của NetChoice, một nhóm thương mại công nghệ đại diện cho TikTok cho hay: “Chúng tôi rất thất vọng khi thấy Thống đốc Gianforte ký dự luật rõ ràng là vi hiến này”.

Cơ quan lập pháp đã thông qua dự luật vào tháng 4 và Thống đốc Gianforte đã đề xuất sửa đổi dự luật trong tháng đó để mở rộng lệnh cấm với tất cả các mạng xã hội gửi dữ liệu của người dùng Mỹ ra nước ngoài.

Thống đốc Montana Gianforte cũng đã gửi chỉ thị tới lãnh đạo văn phòng thông tin của bang vào ngày 17/5 về việc cấm TikTok trên tất cả các thiết bị do chính phủ cấp hoặc trong khi kết nối với mạng Internet của bang.

Trước đó, kết quả khảo sát được Pewresearch thu thập trong những ngày trước và sau khi Giám đốc điều hành TikTok ông Shou Zi Chew điều trần trước Quốc hội vào 23/3, nêu bật những thách thức của công ty trong việc thuyết phục công chúng rằng TikTok không gây rủi ro cho an ninh quốc gia.

Theo khảo sát, những người đồng tình với lệnh cấm này chiếm số đông. Nhưng cũng cần chú ý rằng một phần đáng kể của đất nước, tức 28% người Mỹ, vẫn không chắc chắn về lệnh cấm đối với TikTok, cho thấy họ chưa có quan điểm rõ ràng về vấn đề này.

Những người Mỹ lớn tuổi ủng hộ việc cấm nền tảng này hơn nhiều so với những người trẻ tuổi: 71% những người từ 65 tuổi trở lên ủng hộ nó, so với 54% những người từ 50 đến 64 tuổi và chưa đến một nửa số người trưởng thành dưới 50 tuổi là nhóm tuổi duy nhất có nhiều người phản đối việc cấm nền tảng này hơn là ủng hộ nó (46% so với 29%).

Ngoài ra, người dùng nền tảng tại Mỹ ít ủng hộ việc cấm nó hơn so với những người không sử dụng, con số này lên tới 56%. Tuy nhiên, khoảng một phần năm người dùng TikTok trong độ tuổi trưởng thành (19%) nói rằng họ ủng hộ lệnh cấm ứng dụng của chính phủ Mỹ.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…