Các khoản vay của Trung Quốc cho nước ngoài có thể đang gây ra “nợ ẩn”

Một số chuyên gia cho hay, việc các khoản nợ chồng chất không rõ ràng do Trung Quốc thiếu minh bạch trong việc phát hành các khoản vay có thể gây nguy hại tới nền kinh tế thế giới.
Các khoản vay của Trung Quốc cho nước ngoài có thể đang gây ra “nợ ẩn”

Việc cho vay của Trung Quốc đối với các quốc gia khác được cho là cao hơn con số công khai chính thức, dẫn đến nhiều khoản nợ còn được giấu kín. Một số vấn đề nợ gia tăng có thể gây ra sự đình trệ kinh tế, bên cạnh các vấn đề đáng quan ngại khác, theo cảnh báo của các chuyên gia kinh tế.

Sự thiếu minh bạch cũng sẽ ảnh hưởng đến việc các nhà đầu tư xem xét trái phiếu tại các quốc gia vay nợ hoặc các tổ chức như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đang giúp những nước này trả nợ, theo giáo sư Carmen Reinhart của Đại học Havard. Phát biểu tại Diễn đàn đầu tư Nomura ở Singapore vào cuối tháng trước, bà Carmen có nói: “Việc Trung Quốc đang nổi lên như một nhà cho vay quốc tế cũng có nghĩa là sẽ có những khoản “nợ ẩn”. Đó là, các quốc gia đã vay từ Trung Quốc nhưng khoản vay này không hề được báo cáo bởi IMF hay Ngân hàng Thế giới. Vì vậy, có một xu hướng cho rằng các quốc gia này có mức nợ thấp hơn thực tế”, bà kết luận.

Điều này sẽ gây cản trở IMF hoặc Ngân hàng Thế giới thực hiện công việc phân tích nợ bền vững, bà nói thêm. Nỗ lực đó bao gồm phân tích các quốc gia đang “gánh nợ”, và đưa ra các khuyến nghị cho một chiến lược vay mượn hạn chế rủi ro. Đối với các nhà đầu tư, thông tin hạn chế mà các nước vay nợ hay Trung Quốc đưa ra sẽ gây trở ngại cho họ trong việc đưa ra quyết định đầu tư về trái phiếu do quốc gia vay nợ phát hành. Bà Carmen nói tại hội nghị, kể từ năm 2011, đã có nhiều khoản vay như vậy cần phài cơ cấu hoặc đàm phán lại. Trong đó phải kể đến Sri Lanka, Ukraine, Venezuela, Ecuador, Bangladesh và Cuba.

Thống kê nợ chính thức được theo dõi bởi Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới, nhưng chỉ thu được thông tin về khoảng một nửa các khoản vay của Trung Quốc cho nước ngoài, bà ước tính. Hơn nữa, Trung Quốc không nằm trong tổ chức được gọi là Câu lạc bộ Paris (Paris Club), nơi theo dõi hoạt động cho vay chính thức, và Trung Quốc cũng “không có ý định tham gia”. Paris Club là một nhóm các quốc gia chủ nợ có mục tiêu khắc phục các vấn đề nợ từ các quốc gia khác.

Các khoản vay của Trung Quốc cho các quốc gia khác luôn được giữ bí mật, và Trung Quốc thường yêu cầu tài sản thế chấp là những tài sản của khu vực công. Một trong những ví dụ về khoản vay không rõ ràng đó là các khoản vay của Trung Quốc cho Venezuela được qui định bằng dầu, theo một bài phát biểu năm ngoái của chủ tịch Ngân hàng Thế giới David Malpass hiện tại – là Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ vào thời điểm đó. Cả IMF và Ngân hàng Thế giới đều kêu gọi sự minh bạch hơn về các khoản vay và điều khoản vay trong Cuộc họp mùa xuân vào tháng 4 năm nay.

Trả lời câu hỏi của CNBC, Ngân hàng Thế giới cho rằng tính minh bạch của nợ là rất quan trọng. Người vay vốn cần dữ liệu nợ toàn diện để kịp thời đưa ra những quyếtđịnh  sáng suốt. Nó cũng cho phép người cho vay quản lý rủi ro cho vay hiệu quả hơn – từ đó giảm chi phí cho vay đối với các bên.

Tình trạng nợ chồng chất có thể gây ra vấn đề

Theo Kaho Yu, nhà phân tích cấp cao tại Verisk Maplecroft cho biết: “Mặc dù việc Bắc Kinh cho vay có thể giúp các nước đang phát triển, nhưng việc nợ “chồng chất” không rõ ràng rất có khả năng kéo theo việc giảm tăng trường kinh tế.” Ông nói thêm: “Trung Quốc có thể đã bảo đảm với các nước đang phát triển rằng khoản vay sẽ được chi trả bởi các dự án trong thời gian dài khi được đưa vào hoạt động, nhưng không có gì là chắc chắn cả.”

Trung Quốc đã từng bị chỉ trích do làm cho nhiều quốc gia mắc nợ thông qua “Sáng kiến Vành đai và Con đường” – một kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng “voi ma mút” để xây dựng đường sắt, đường bộ, đường biển và các tuyến đường khác kéo dài từ Trung Quốc đến Trung Á, châu Phi và châu Âu. Các tổ chức tài chính Trung Quốc đã cung cấp hơn 440 tỷ USD tài trợ cho các dự án này, Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa Yi Gang chia sẻ trong cuộc nói chuyện tại Diễn đàn Vành đai và Con đường lần thứ 2 ở Bắc Kinh hồi đầu tháng trước. Phần lớn khoản vay được thực hiện thông qua hai ngân hàng chính – Ngân hàng phát triển Trung Quốc và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc. Vào tháng 4 vừa qua, hai ngân hàng đã tuyên bố cung cấp hơn 149 tỷ USD cho các khoản vay của 1.800 dự án và hơn 190 tỷ USD cho thêm 600 dự án Vành đai và Con đường kể từ năm 2013.

Ông Kaho đã cảnh báo rằng sự thiếu minh bạch xung quanh các khoản vay đồng nghĩa với việc không có sự chắc chắn đảm bảo cho mức độ bền vững của các dự án. Mặc dù sẽ có một sự đột biến (đầu tư trực tiếp từ nước ngoài) trong giai đoạn đầu của dự án, nhưng thâm hụt có thể ngày càng mở rộng trong thời gian dài sau đó, ông chia sẻ với CNBC.

Vào năm 2017, Sri Lanka đã phải bàn giao cảng chiến lược cho Bắc Kinh sau khi họ không thể trả hết nợ cho các công ty Trung Quốc. Đây được coi là một ví dụ về cách các quốc gia nợ tiền Bắc Kinh có thể bị buộc phải ký kết lãnh thổ hoặc nhượng bộ nếu không thể đáp ứng các khoạn nợ - một hiện tượng được gọi là ngoại giao bẫy nợ. Tuy nhiên, chính phủ Tập Cận Bình đã hoàn toàn phủ nhận điều này.

Triển vọng cho vay nước ngoài của Trung Quốc có thể sẽ hạn chế trong tương lai

Ông Tom Rafferty, nhà kinh tế  chính nghiên cứu Trung Quốc tại Đơn vị tình báo kinh tế, đã chỉ ra nhiều rủi ro phía trước và cho biết triển vọng cho vay của Trung Quốc trong tương lai sẽ bị hạn chế. Tình hình này vốn đã có dấu hiệu chậm lại vào năm 2018 khi ác cảm rủi ro gia tăng đồng thời những hạn chế bắt đầu xuất hiện có liên quan về mặt tài chính bằng USD, trích dẫn thông tin trong báo cáo thường niên của hai đơn vị cho vay chính sách của Trung Quốc.

Ông Rafferty cũng giải thích rằng thặng dư tài khoản vãng lai của Trung Quốc đã tạo ra dự trữ ngoại hối – được giữ bằng USD – được sử dụng để cho vay ở nước ngoài, đặc biệt là các nước tham gia vào dự án Vành đai và Con đường. Nhưng tài khoản hiện tại của Trung Quốc đã bị thu hẹp, hạn chế tài chính bằng USD.

Theo CNBC

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…