Chỉ còn chưa đầy 50 ngày là đến bầu cử, bà Kamala Harris vẫn tiếp tục công bố các đề xuất kinh tế mới

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris dự kiến sẽ công bố một loạt chính sách kinh tế mới trong tuần này, tập trung vào nội dung hỗ trợ người dân Mỹ và tạo ra các động lực kinh tế cho doanh nghiệp…

Ứng cử viên Tổng thống Mỹ Kamala Harris
Ứng cử viên Tổng thống Mỹ Kamala Harris

Các đề xuất chính sách mới của bà Kamala Harris dự kiến sẽ được công bố tại Pittsburgh vào thứ Tư (25/9). Kế hoạch này được đưa ra trong bối cảnh giới cử tri Mỹ, đặc biệt ở các bang chiến địa, vẫn yêu cầu có thêm thông tin về cách mà bà sẽ hỗ trợ người dân nếu đắc cử tổng thống.

Phát biểu với các phóng viên vào Chủ nhật, bà Harris cho biết bà sẽ trình bày tầm nhìn của mình về nền kinh tế trong một bài phát biểu sắp tới, nhấn mạnh vào "khoản đầu tư" cho những ước mơ và tham vọng của người dân Mỹ, đồng thời giải quyết hàng loạt thách thức mà họ đang đối mặt.

Quyết định _______ sau các cuộc tranh luận gay gắt trong nội bộ Đảng Dân chủ về việc liệu có nên công bố thêm nhiều chính sách kinh tế mới hay không khi chỉ còn rất ít thời gian trước ngày bầu cử.

Theo một nguồn tin nắm rõ kế hoạch cho biết, mục tiêu kinh tế của bà Kamala Harris không chỉ là giúp người Mỹ tiếp cận với giải pháp kinh tế mà còn hỗ trợ họ xây dựng khối tài sản cá nhân và tự tin nắm bắt các cơ hội phát triển.

Một số chuyên gia chỉ ra rằng, chiến dịch tranh cử năm 2020 của bà Kamala Harris cùng Tổng thống Joe Biden từng bao gồm những kế hoạch có mục tiêu tương tự.

Khi đó, bà Harris đã đề xuất tăng lương đáng kể cho hàng triệu giáo viên trường công, yêu cầu các công ty phải công bố chênh lệch lương giữa nam - nữ và phạt những công ty không chủ động thu hẹp khoảng cách này. Chính quyền ông Joe Biden và bà Harris cũng nỗ lực loại bỏ định kiến trong việc thẩm định nhà ở và sử dụng ngân sách hơn 700 tỷ USD của liên bang để hỗ trợ các doanh nghiệp thiểu số.

Bà Harris cũng đã tiết lộ một loạt chính sách kinh tế tập trung vào chi phí nhà ở, thuế, chi phí cho doanh nghiệp nhỏ, chăm sóc trẻ em và hàng hóa. Một số kế hoạch của bà được xây dựng dựa trên chính sách của chính quyền Biden, như việc tăng tín dụng thuế trẻ em và nâng mức thuế doanh nghiệp lên 28%.

Tuy nhiên, nhiều cố vấn chính trị thừa nhận rằng việc công bố các chính sách kinh tế mới khi chỉ còn chưa đầy 50 ngày là đến cuộc bầu cử có thể khiến các biện pháp này không đến được với những cử tri quan trọng. “Thông thường bạn sẽ thấy một chiến dịch kết thúc giai đoạn thuyết phục cử tri vào tháng 9 và sau đó chuyển sang kêu gọi người dân đi bầu cử. Nhưng rõ ràng đây không phải là một chiến dịch thông thường, mọi việc đều có thể diễn ra cho đến phút cuối”, trích dẫn ý kiến từ nguồn tin am hiểu các kế hoạch mới, đề cập đến việc bà Kamala Harris đảm nhận vị trí ứng viên Đảng Dân chủ vào cuối tháng 7.

Trên thực tế, Đảng Cộng hoà thường có kết quả thăm dò tốt hơn so với Đảng Dân chủ, và bản thân ông Donald Trump cũng đã vượt qua ông Joe Biden về vấn đề này hồi đầu năm nay. Tuy nhiên đến nay, một số cuộc khảo sát đang chuyển theo hướng có lợi hơn cho bà Harris.

Cụ thể, cuộc thăm dò của Financial Times-Michigan Ross vào tháng này cho thấy 44% cử tri tham gia khảo sát tin tưởng vào khả năng điều hành kinh tế của bà Kamala Harris, nhỉnh hơn một chút so với 42% ủng hộ ông Donald Trump. Cuộc thăm dò của Reuters/IPSOS vào tháng 8 cũng cho thấy bà Harris đang thu hẹp khoảng cách về kinh tế.

Có ý kiến cho rằng bà Harris nên tập trung hơn vào thông điệp kinh tế hiện tại thay vì tung ra ý tưởng mới. Bà Donna Brazile, một chiến lược gia lâu năm của đảng Dân chủ, chia sẻ: “Đề xuất của tôi là triển khai nhiều chương trình thị phạm hơn. Thay vì liên tục viết những bản chính sách dài dòng, hãy đến các cửa hàng tạp hóa và khu căn hộ thực tế. Ngoài ra, lạm phát có thể đã giảm, nhưng chi phí sinh hoạt vẫn chưa thay đổi. Một phần điều này là hậu quả sau đại dịch và vẫn cần được giải quyết”.

Xem thêm

Góc nhìn kinh tế của bà Kamala Harris

Góc nhìn kinh tế của bà Kamala Harris

Trước khả năng bà Kamala Harris có thể trở thành ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ Mỹ, cùng nhìn lại những quan điểm và lập trường của bà về một số vấn đề kinh tế - xã hội nổi cộm…

"Donald Trump 2.0" sẽ như thế nào?

"Donald Trump 2.0" sẽ như thế nào?

Mỗi cuộc bầu cử đều được coi là bước ngoặt của Hoa Kỳ, đặc biệt là với viễn cảnh của “Trump 2.0”. Những người ủng hộ ông Trump hy vọng vào một cuộc cách mạng. Nhưng với phần lớn các quốc gia và phần còn lại của thế giới, “Trump 2.0” lại có thể là một rủi ro đáng báo động...

“Kinh tế Biden” hay “kinh tế Trump” sẽ tốt hơn cho người dân Mỹ?

“Kinh tế Biden” hay “kinh tế Trump” sẽ tốt hơn cho người dân Mỹ?

Kinh tế hiện là mối quan tâm hàng đầu của người dân Mỹ khi họ theo dõi cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên giữa ứng cử viên Joe Biden và Donald Trump. Trong đó, 8 lĩnh vực kinh tế chính là trọng tâm của cuộc thảo luận, những khía cạnh ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của người dân…

Có thể bạn quan tâm

Thị trường "nín thở" chờ đợi quyết định lãi suất mới của Fed và các ngân hàng trung ương lớn

Thị trường "nín thở" chờ đợi quyết định lãi suất mới của Fed và các ngân hàng trung ương lớn

Trong tuần này, nhiều ngân hàng trung ương trên toàn thế giới bao gồm Mỹ, Brazil, Anh, Nam Phi và Nhật Bản, sẽ đưa ra các quyết định về chính sách tiền tệ. Dự kiến, Fed có thể cắt giảm lãi suất từ 0,25 đến 0,50 điểm phần trăm trong khi BoE, BoJ nhiều khả năng giữ nguyên mức hiện tại…

Các nước đang phát triển dùng thuế quan để đối phó với hàng Trung Quốc

Các nước đang phát triển dùng thuế quan để đối phó với hàng Trung Quốc

Nhiều quốc gia, bao gồm Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ, đã áp thuế lên hàng hoá Trung Quốc để giảm thiểu cạnh tranh và thúc đẩy các công ty nước ngoài đầu tư vào địa phương. Trong khi Bắc Kinh gay gắt phản đối chính sách bảo hộ của Mỹ và EU, thì họ lại tỏ ra mềm mỏng hơn với nước đối tác đang phát triển…

Circle K, 7-Eleven, 39 tỷ USD và niềm kiêu hãnh của "báu vật nước Nhật"

Circle K, 7-Eleven, 39 tỷ USD và niềm kiêu hãnh của "báu vật nước Nhật"

Vị thế của 7-Eleven như một biểu tượng không thể thiếu trong xã hội Nhật Bản đã khiến tham vọng mua lại của Alimentation Couche-Tard trở nên gần như “bất khả thi", dù cho có áp lực về việc các doanh nghiệp địa phương cần cởi mở với các đề xuất đầu tư từ nước ngoài...

Máy ATM Bitcoin tại một trạm xăng ở Washington, D.C. (Mỹ)

ATM Bitcoin trở thành mối đe dọa lớn của tiền điện tử

Các chuyên gia cảnh báo, hệ thống ATM Bitcoin đang trở thành mối đe dọa lớn về tội phạm mạng. Mặc dù đem lại tiện ích tới người dùng nhưng nó lại tạo điều kiện cho những kẻ gian lận khai thác sơ hở trong hệ thống bảo mật…

Thái Lan muốn hợp pháp hoá casino để kích cầu du lịch

Thái Lan muốn hợp pháp hoá casino để kích cầu du lịch

Nhằm mục tiêu cạnh tranh với các trung tâm du lịch khác trong khu vực, Thái Lan hy vọng rằng việc phát triển casino sẽ thu hút thêm du khách quốc tế, đồng thời tạo ra nguồn thu nhập lớn hơn cho ngành công nghiệp du lịch trọng điểm của đất nước…