Chính phủ Pháp cấm các hệ thống siêu thị triển khai chương trình đại hạ giá

Các siêu thị ở Pháp sẽ phải tuân theo một quy định mới chỉ cho phép thực hiện các chương trình giảm giá hàng tiêu dùng trong phạm vi từ 0-34%. Đây là một điều luật được chính phủ Pháp ban hành nhằm bảo vệ các công ty nhỏ hơn trước sự áp đảo của các “gã khổng lồ” bán lẻ đa quốc gia…

Chính phủ Pháp cấm các hệ thống siêu thị triển khai chương trình đại hạ giá

Các chương trình khuyến mãi đại hạ giá cho nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu sẽ chính thức bị loại bỏ tại Pháp. Phạm vi giảm giá quá 34% so với giá thông thường sẽ bị cấm, và điều này cũng đánh dấu sự kết thúc của các chương trình "mua một, tặng một" vốn luôn thu hút được sự chú ý của khách hàng.

Điều luật mới này, có hiệu lực bắt đầu từ tháng 3, được giới thiệu lần đầu tiên bởi Frédéric Descrozaille, một nghị sĩ thuộc đảng cầm quyền của Tổng thống Emmanuel Macron. Điều luật tương tự đã được áp dụng cho tất cả các mặt hàng thực phẩm từ tháng 3 năm ngoái.

Nhiều người đã ca ngợi điều luật mới vì khuyến khích sự minh bạch về giá cả, cho phép khách hàng so sánh giá thực của các sản phẩm khi mua hàng, thay vì nhận được cảm giác sai lầm về những mặt hàng giá rẻ mà chỉ các tập đoàn lớn mới có thể đặt lên kệ.

Việc cấm các khuyến mãi đại hạ giá cũng có nghĩa là không có bất ngờ lớn khi thanh toán, vì giá của một giỏ hàng mua sắm tương tự sẽ không dao động quá nhiều từ tuần này sang tuần khác, đảm bảo sự ổn định giá cả cho người mua hàng.

Ngoài ra, theo lập luận của giới lập pháp viên nước Pháp, các Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (SME) đang gặp khó khăn không thể nào cạnh tranh được với các công ty đa quốc gia khổng lồ khi nói đến việc giảm biên lợi nhuận của họ để đưa ra các mức khuyến mãi lớn như vậy.

Khi các nhà bán lẻ đàm phán với nhà sản xuất hoặc bên nhập khẩu, họ sẽ cố gắng thương lượng được giá thấp nhất để có thể cung cấp các mặt hàng tương tự như đối thủ cạnh tranh nhưng với giá thành thấp hơn, nhằm mục đích thu hút nhiều khách hàng. Logic tương tự cũng áp dụng cho chiến lược khuyến mãi giảm giá, với các nhà bán lẻ cố gắng mang đến những ưu đãi hấp dẫn hơn. Nhưng thực tế, các hệ thống bán lẻ lại không phải là nơi cắt giảm biên lợi nhuận khi họ thực hiện siêu khuyến mãi, mà là các nông dân và nhà sản xuất phải chịu những chi phí này.

Mặc dù giới hạn về các khuyến mãi giảm giá tại siêu thị đã được áp dụng cho thực phẩm từ tháng 3 năm 2023, các nông dân Pháp vẫn phàn nàn về cách các nhà bán lẻ đã tìm ra để tránh những quy định như vậy.

Từ lâu, SME và những nhà sản xuất quy mô nhỏ đã phàn nàn về sự cạnh tranh không công bằng được tạo ra bởi hệ thống, vì họ không thể sánh kịp những gì các tập đoàn lớn có thể cung cấp.

Và ngay cả khi giới hạn về các khuyến mãi giảm giá tại siêu thị đã được áp dụng cho thực phẩm từ tháng 3 năm 2023, nhưng người nông dân Pháp vẫn rất bức xúc về cách mà các nhà bán lẻ lớn đã “lươn lẹo” để tránh những quy định như vậy. Một số nhà bán lẻ đa quốc gia hoạt động tại Pháp đã hình thành liên minh bán lẻ với các đối tác châu Âu của họ, với trụ sở giao dịch đặt ngoài biên giới Pháp, tại các quốc gia mà luật pháp vẫn thuận lợi hơn cho “túi tiền” của họ.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…