Walmart giữ vững vị trí nhà bán lẻ lớn nhất nước Mỹ

Infographic dưới đây thống kê các nhà bán lẻ lớn nhất của Mỹ thông qua dữ liệu từ Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia Mỹ (NRF) và Business of Apps…

những-nhà-bán-lẻ-lớn-nhất-nước-Mỹ_Layout-1-1.jpg

Nước Mỹ luôn được xem như là điểm sáng rực rỡ của ngành bán lẻ. Lĩnh vực này có trị giá hơn 7 nghìn tỷ USD, chiếm gần 1/4 toàn bộ ngành bán lẻ toàn cầu và vượt xa các đối thủ xếp sau như Trung Quốc và Ấn Độ.

Walmart không chỉ là chuỗi bán lẻ lớn nhất ở Mỹ với doanh thu gần 500 tỷ USD mà còn là nhà bán lẻ lớn nhất thế giới với doanh thu toàn cầu của công ty vượt 600 tỷ USD. Được thành lập vào năm 1962 tại Rogers, Arkansas (Mỹ), doanh nghiệp thuộc sở hữu gia đình này là nơi sử dụng lao động đơn lẻ lớn nhất trên thế giới, với hơn 2 triệu nhân viên toàn thời gian - cao hơn nhiều so với một số đơn vị thuộc chính phủ như Indian Railways (Đường sắt Ấn Độ) và National Health Service (NHS - Dịch vụ Y tế Quốc gia của Vương quốc Anh).

Tại cuộc họp nhà đầu tư thường niên của công ty vào tháng 4/2023, Walmart đặt ra kế hoạch tăng thêm doanh thu hơn 130 tỷ USD trong 5 năm tới. Công ty cũng kỳ vọng rằng 65% cửa hàng của chuỗi sẽ được tự động hóa vào năm 2026.

Vốn hóa thị trường của Amazon có thể lấn át các nhà bán lẻ khác nhưng doanh số bán lẻ nội địa của công ty này lại thấp hơn một nửa so với Walmart ở mức 233 tỷ USD, đưa công ty vào vị trí thứ hai của danh sách.

Tuy nhiên, nhà phân tích của JP Morgan Christopher Horvers từng cho biết trong một báo cáo nghiên cứu vào tháng 6/2023 rằng: “Amazon chiếm 40% thị phần thương mại điện tử của Mỹ và có khả năng sẽ trở thành nhà bán lẻ lớn nhất nước vào năm 2024”.

Để so sánh, Amazon được biết đến nhiều nhất nhờ sự hiện diện trực tuyến, trong khi Walmart có địa điểm cửa hàng trên khắp nước Mỹ. Bất chấp mô hình kinh doanh khác nhau, sự cạnh tranh giữa Amazon và Walmart vẫn luôn gay gắt trong suốt nhiều năm qua.

Đứng thứ ba là Costco, mang về doanh thu 163 tỷ USD vào năm 2022 từ 591 cửa hàng nội địa. Combo xúc xích và nước ngọt của Costco là một ví dụ nổi tiếng về việc chiến lược có khởi đầu thua lỗ giờ đây lại trở thành biểu tượng thương hiệu như thế nào.

Kroger, công ty sở hữu nhiều chuỗi siêu thị khác nhau như Fred Meyer, Food 4 Less và Fry's, đứng ở vị trí thứ tư với doanh thu 148 tỷ USD. Đây là nhà bán lẻ lớn nhất của Mỹ không có sự hiện diện ở nước ngoài.

Nổi bật giữa một danh sách gồm các chuỗi cửa hàng tạp hoá và siêu thị lớn, “gã khổng lồ” công nghệ Apple ghi nhận vị trí thứ 11. Apple Retail kiếm được 71 tỷ USD vào năm 2022 và gần 1/4 số iPhone ở Mỹ trong năm đó được bán tại các cửa hàng chính của hãng.

Trên thực tế, Apple Retail được thành lập vào năm 2001 sau khi chiến lược “cửa hàng trong cửa hàng” của công ty thất bại. Đây là chiến lược mà Microsoft và Google vẫn đang áp dụng. Và mỗi khi một sản phẩm mới của Apple ra mắt, hàng dài người xếp hàng bên ngoài 272 cửa hàng của họ đã giúp thực hiện khá nhiều hoạt động tiếp thị “miễn phí” cho công ty.

Lần lượt xếp thứ 12 và 15, Royal Ahold Delhaize (Hà Lan) và Aldi (Đức) là 2 công ty duy nhất trong danh sách không có trụ sở chính tại Mỹ. Mặc dù vậy, Royal Ahold Delhaize kiếm được phần lớn doanh thu từ doanh số bán hàng tại Mỹ (62%) so với phần còn lại của thế giới (38%) và điều hành hơn 2.000 cửa hàng trên 23 tiểu bang trong nước.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…