Macy’s: “Con cưng” một thời của ngành bán lẻ Mỹ nay “hấp hối” chờ người giải cứu?

Hoạt động kinh doanh của Macy’s đang ngày càng xuống dốc khi công ty phải đối mặt với vô số thách thức do ảnh hưởng từ tình hình kinh tế chung và thực trạng lục đục nội bộ...

macys-department-mall-store-ap-01-2094.jpg

Chuỗi bách hoá nổi tiếng Macy’s đã đưa ra thông báo đóng cửa 150 cửa hàng, tương đương gần 1/3 trên tổng số của công ty, một tín hiệu đáng buồn cho “người khổng lồ” bán lẻ của nước Mỹ từng một thời huy hoàng nay phải chật vật để tồn tại.

RẮC RỐI CỦA MACY’S

Sự sụp đổ của nhiều cửa hàng bách hóa ở Mỹ nói chung và Macy’s nói riêng có thể được đổ lỗi cho nhiều yếu tố: cạnh tranh từ các doanh nghiệp bán lẻ, làn sóng chuyển đổi sang mua sắm trực tuyến và tranh chấp nội bộ nhằm giành quyền kiểm soát.

Nhưng còn một vấn đề quan trọng khác cần được đề cập tới. Đó là khi ngành bán lẻ bị chia tách thành hai phân khúc rõ rệt.

Điều này có nghĩa là các thương hiệu như Walmart, chuyên kinh doanh các mặt hàng giá bình dân, đang giành được ưu thế; trong khi trung tâm thương mại hướng đến xa xỉ vẫn duy trì được tập khách hàng trung thành của mình; thì các cửa hàng bách hóa như Macy’s, tập trung vào tầng lớp trung lưu của Mỹ, lại đang dần suy kiệt.

Bên cạnh những quan điểm nêu trên, nhà phân tích Neil Sauders của GlobalData lại cho rằng thực trạng nhức nhối nhất đối với Macy's và nhiều chuỗi bách hóa đang gặp khó khăn khác là việc ban lãnh đạo công ty không chủ động cập nhật, nâng cấp sản phẩm, dịch vụ để có thể cạnh tranh với các đối thủ mới.

“Thành thật mà nói, rất nhiều người trong số họ đã ngừng quan tâm. Họ ngừng lắng nghe khách hàng. Đó là sự thất bại trong việc phát triển”, ông Neil Sauders nhấn mạnh.

Công ty mẹ của Macy’s, trước đây có tên gọi là Federated Department Stores, đã dành phần lớn nguồn lực của mình để mua các thương hiệu bách hóa khác, chẳng hạn như May's Department Stores và Filene's, thay vì đầu tư vào các cửa hàng mà họ đang nắm giữ.

Trong quá khứ, các cửa hàng bách hóa là những "gã khổng lồ" trong ngành bán lẻ Mỹ. Macy's, Sears và JC Penney cung cấp nhiều lựa chọn sản phẩm và sự tiện lợi cho người mua hàng, giúp định hình lại cách thức và địa điểm người Mỹ mua mọi thứ họ cần cho ngôi nhà của mình, từ quần áo, thiết bị, đồ chơi đến đồ điện tử.

Nhưng trong những năm qua, lĩnh vực bách hoá lại bị các đối thủ mạnh như Walmart hay Target vượt mặt; khi những thương hiệu bán lẻ này nhanh chóng thúc đẩy hoạt động kinh doanh, mở rộng thêm mặt hàng, dịch vụ cung cấp và hơn thế nữa là mang tới mức giá vô cùng hấp dẫn cho người tiêu dùng.

960x0-4990.jpg

Và hơn thế nữa, các cửa hàng bách hoá còn phải hứng chịu hậu quả từ việc người tiêu dùng chuyển sang mua hàng trực tuyến thay vì trực tiếp.

Trước tất cả những thách thức này, thông báo của Macy về việc đóng cửa khoảng 150 cửa hàng không khiến nhiều người ngạc nhiên. Đây không phải là đợt đóng cửa hàng loạt đầu tiên trong ngành và chắc chắn sẽ không phải là đợt cuối cùng.

Số liệu thống kê mà nhà phân tích Neil Saunders trích dẫn cho thấy, các cửa hàng bách hóa đã giảm từ mức 14,1% trong tổng doanh số bán lẻ của Mỹ năm 1993 xuống chỉ còn 9,8% mười năm sau đó, tiếp tục giảm xuống còn 5,7% vào năm 2013 và chỉ còn 2,6% vào năm 2023. Theo dự đoán từ Coresight Research, một công ty phân tích theo dõi lĩnh vực bán lẻ, tổng doanh thu của các cửa hàng bách hóa Mỹ dự kiến sẽ giảm từ 103 tỷ USD năm 2018 xuống chỉ còn 81 tỷ USD vào năm 2026.

Michael Brown của nhà tư vấn Kearney cho biết cần phải thu hẹp lĩnh vực này để một số thương hiệu có thể tồn tại và phát triển. “Chúng ta đang có quá nhiều cửa hàng bách hóa. Vào thời hoàng kim, mọi người đến vì những gì chúng cung cấp. Nhưng ngày này chúng lại trở nên quá đơn giản và nhàm chán”.

Tuy nhiên, nhà tư vấn Michael Brown cho rằng trong khi vẫn sẽ còn người thua, thì cũng sẽ có cả những người chiến thắng trong những năm tới. "Do đó, vẫn còn lý do để đặt niềm tin vào sự trở lại của Macy's", ông Michael Brown nhận định.

macy-s-herald-square-8926.jpg
Macy's Herald Square - vị trí cửa hàng đắc địa nhất của công ty

TIA SÁNG HY VỌNG

Vào đầu tuần này, cổ phiếu của Macy's Inc. đã tăng 13,6% lên 20,45 USD sau khi Arkhouse Management Co. và Brigade Capital Management tăng mức đề nghị mua lại cho nhà bán lẻ này thêm gần 1 tỷ USD.

Arkhouse và Brigade đã đưa đề xuất của họ lên 24 USD một cổ phiếu, tăng từ mức giá 21 USD được đưa ra vào ngày 1/12.

Đại diện từ phía Macy's cho biết các giám đốc của họ sẽ xem xét và đánh giá cẩn thận đề xuất mới sao cho phù hợp với nhiệm vụ được ủy thác bởi hội đồng quản trị và tham khảo ý kiến ​​của các cố vấn tài chính và pháp lý của họ.

Cho đến nay, Macy's vẫn giữ khoảng cách với những người mua tiềm năng, đồng thời đặt ra câu hỏi về nguồn tài chính đằng sau đề xuất này của Arkhouse và Brigade.

Về phía mình, Arkhouse nhấn mạnh, Fortress Investment Group và One Investment Management U.S. sẽ đóng góp 50% vốn cho thương vụ được đề xuất.

“Trong những tháng gần đây, Macy’s đã thực hiện hai đợt tái cơ cấu và tăng cổ tức. Việc bán tháo cổ phiếu sau những thông báo này là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy mối quan ngại của cổ đông về việc duy trì hiện trạng công ty. Chúng tôi đang cung cấp cho công ty một giải pháp thay thế hấp dẫn thông qua việc bán công ty với mức giá cao hơn đáng kể”, Gavriel Kahane và Jonathon Blackwell, đối tác quản lý của Arkhouse lưu ý.

Các nhà đầu tư tiết lộ rằng, mức giá mới này cao hơn 51,3% so với giá cổ phiếu của Macy vào ngày 30/1/20231, một ngày trước khi Arkhouse và Brigade lần đầu tiên đưa ra thỏa thuận.

“Mặc dù kế hoạch tái cơ cấu mà Macy's công bố vào tuần trước không thể truyền cảm hứng cho các nhà đầu tư, nhưng kết quả thu nhập quý 4 và kết quả cuối năm đã giúp chúng tôi tự tin hơn nữa vào triển vọng dài hạn của công ty nếu được chuyển hướng thành một công ty tư nhân”, ông Kahane và Blackwell nói thêm.

Cặp đôi này cho biết họ sẵn sàng tăng giá mua khi họ có thể xem xét kỹ hơn các thông tin tài chính của Macy và thực hiện thẩm định của riêng họ.

Một số chuyên gia nhận định, Arkhouse được biết đến là đơn vị có hiểu biết về bất động sản và Macy's đang sở hữu một số tài sản bất động sản rất có giá trị, bao gồm cả trụ sở chính tại Herald Square và một loạt địa điểm khác.

Nhưng để có thể chia tách thành công một nhà bán lẻ khỏi tài sản bất động sản của họ là một việc khó khăn và ngay cả khi nó tạo ra lợi nhuận tài chính lớn, quá trình này có thể khiến chuỗi bách hoá suy yếu đáng kể.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thái Lan muốn hợp pháp hoá casino để kích cầu du lịch

Thái Lan muốn hợp pháp hoá casino để kích cầu du lịch

Nhằm mục tiêu cạnh tranh với các trung tâm du lịch khác trong khu vực, Thái Lan hy vọng rằng việc phát triển casino sẽ thu hút thêm du khách quốc tế, đồng thời tạo ra nguồn thu nhập lớn hơn cho ngành công nghiệp du lịch trọng điểm của đất nước…

ECB đối mặt với bài toán khó: Lạm phát Đức giảm, Bỉ lại tăng

ECB đối mặt với bài toán khó: Lạm phát Đức giảm, Bỉ lại tăng

Lạm phát toàn phần của Khu vực đồng Euro đã giảm xuống mức thấp nhất trong 3 năm nhưng lạm phát lõi vẫn “cứng đầu” do chi phí dịch vụ tăng. Thành viên Hội đồng Điều hành ECB Isabel Schnabel kêu gọi Ngân hàng Trung ương Châu Âu thận trọng hơn về các dự định cắt giảm lãi suất trong thời gian tới…

Chìa khóa thành công trong cuộc đua xe điện Trung Quốc

Chìa khóa thành công trong cuộc đua xe điện Trung Quốc

Bên cạnh cuộc chiến về giá cả, các công ty xe điện Trung Quốc hiện đang cạnh tranh gay gắt trong phân khúc công nghệ hỗ trợ lái xe và các tính năng hiện đại khác được hỗ trợ bởi thiết bị chip bán dẫn…

Nhà sáng lập Telegram Pavel Durov

CEO Telegram Pavel Durov bị bắt tại Pháp

Tỷ phú Pavel Durov đã bị bắt giữ tại sân bay Bourget gần Paris vào tối thứ Bảy, theo thông tin từ kênh truyền hình TF1 và BFM, trích dẫn các nguồn tin ẩn danh…

PwC Trung Quốc

PwC có thể bị cấm hoạt động 6 tháng tại Trung Quốc vì vụ Evergrande

PwC Trung Quốc đã thông báo với khách hàng rằng ​​chính quyền Trung Quốc có thể sẽ áp dụng lệnh cấm kinh doanh đối với ông lớn này trong 6 tháng, như một phần của hình phạt liên quan đến việc PwC Trung Quốc là đơn vị kiểm toán đối với ông lớn bất động sản Evergrande đã phá sản.