Chủ tịch HĐQT Hồ Gươm Group: Nông nghiệp công nghệ cao tăng giá trị nông nghiệp

Sản phẩm vải không hạt do Viện Di truyền Nông nghiệp và Công ty TNHH Nông nghiệp CNC Hồ Gươm - Sông Âm nghiên cứu có nhiều ưu điểm hơn so với các loại vải truyền thống và có tiềm năng cao để xuất khẩu.
Chủ tịch HĐQT Hồ Gươm Group: Nông nghiệp công nghệ cao tăng giá trị nông nghiệp

Thương Gia đã có bài phỏng vấn bà Ninh Thị Ty, Chủ nhiệm nhóm tác giả nghiên cứu giống vải không hạt, đồng thời là Chủ tịch HĐQT Hồ Gươm Group (công ty mẹ của Nông nghiệp CNC Hồ Gươm).

Khởi nghiệp từ ngành may, cơ duyên nào dẫn bà đến ngành nông nghiệp, nhất là nông nghiệp công nghệ cao này?

Hiện nay, Tập đoàn chúng tôi đầu tư trên 5 lĩnh vực, gồm may mặc, bất động sản, giáo dục đại học, công nghệ thông tin và nông nghiệp công nghệ cao.

Tôi rất thích câu danh ngôn của cụ Lê Quý Đôn: Phi nông bất ổn, phi công bất phú, phi thương bất hoạt, phi trí bất hưng. Rõ ràng, từ ngày xưa, nông nghiệp đã là nền tảng bền vững của xã hội.

Đối với Việt Nam, một nước có điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Nhưng đối lập đó là nông dân của chúng ta đang nghèo, ít nông dân giàu lên từ nông nghiệp, như vậy là chưa khai thác được tiềm năng và lợi thế của nghề nông.

Tôi cũng là một người có niềm đam mê với nông nghiệp, chứng kiến cảnh nông dân chân lấm tay bùn mà vẫn không thể thoát nghèo, nên khi có đủ điều kiện, nguồn lực là tôi bắt tay vào phát triển ngành nông nghiệp.

Lựa chọn nông nghiệp công nghệ cao là bởi tính bền vững cho cả con người và môi trường. Đồng thời, ứng dụng công nghệ cao còn là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước trong thời gian qua.

Tại sao giữa hàng loạt sản phẩm nông nghiệp khác nhau, công ty lại chọn nghiên cứu và phát triển vải không hạt?

Với tôi, khi làm nông nghiệp, những gì nông dân mình đã làm, thì tôi cố gắng tránh. Tôi muốn đi một hướng mới, khác biệt, tiên phong.

Ví dụ như sản phẩm lá tía tô xanh, đây là sản phẩm duy nhất có Hồ Gươm trồng được tại Việt Nam và xuất khẩu sang Nhật Bản. Giá trị của tía tô xanh cao gấp nhiều lần so với các loại tía tô bản địa khác, với giá mỗi lá lên tới 700 đồng.

Nhớ thời điểm làm việc với Nhật, các đối tác bên đấy hỏi tôi: Nguyện vọng của bà là gì?

Tôi bảo tôi muốn làm cái gì khó, ít người làm được. Vậy là họ gợi ý cho tôi về tía tô xanh để xuất khẩu sang Nhật Bản.

Còn về lựa chọn cây ăn quả, tôi cũng lựa chọn giống cây nào mà ở Việt Nam chưa có. Ví dụ như vải ở Việt Nam mình rất nhiều và nổi tiếng. Tuy nhiên nhiều năm liên tục người dân trồng vải luôn phải chịu tình cảnh được mùa mất giá, được giá mất mùa.

Do đó, tôi đi tìm giống vải cao cấp hơn, khó trồng hơn, đó là vải không hạt.

So với giống vải bản địa của mình, giống vải đã được cấp bảo hộ sản phẩm, trước hết là không có hạt, lượng đường thấp, chỉ 15 % so với mức 25% của loại vải bản địa hiện nay, cùi vải mềm chứ không dai, và ít nước hơn so với vải các vùng Bắc Giang, Hưng Yên.

Có thể, với “gu” cảm nhận của người Việt phù hợp với vải thiều Bắc Giang, nhưng đối với nhiều nước trên thế giới rất kiêng ăn ngọt, thì giống vải thiều của chúng tôi có lợi thế hơn.

Sau khi đạt được bảo hộ sản phẩm, bước tiếp theo đối với sản phẩm này là gì?

Trước hết là phải bảo hộ giống thuần chủng. Nhất là duy trì được chất lượng tốt. Do đó, giống vải mới này đang được trồng tại Ngọc Lặc, Thanh Hóa.

Bởi vì nếu lựa chọn vùng trồng trên lý do địa lý, thổ nhưỡng… thì các vùng Bắc Giang, Hải Dương sẽ tốt hơn. Nhưng vì các vùng này đã có nhiều giống vải, nên nếu trồng lẫn, thì sẽ nhanh chóng lai với nhau, và sẽ bị đồng hóa thành những giống vải bản địa.

Thêm vào đó, giống vải này được trồng theo phương án nông nghiệp công nghệ cao, do đó quy trình cải tạo đất, tạo vùng khí hậu sẽ được can thiệp và điều chỉnh, tạo môi trường tốt nhất cho cây vải sinh trưởng.

Diện tích trồng vải không hạt của Công ty Nông nghiệp CNC Hồ Gươm tại Ngọc Lặc
Diện tích trồng vải không hạt của Công ty Nông nghiệp CNC Hồ Gươm tại Ngọc Lặc

Tuy nhiên, hiện nay tại Ngọc Lặc mới chỉ trồng được vài chục hecta, sản lượng còn ít. Do đó, thị trường tiêu thụ trước mắt vẫn là trong nước.

Nhưng công ty sẽ tính toán giá bán ở mức phù hợp, để người tiêu dùng và doanh nghiệp đều có lợi.

Trong tương lai sẽ hướng tới xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Khi đó, giá trị lợi ích của vải mới được nâng cao.

Đồng thời, với vải trồng bằng công nghệ cao, có thể điều chỉnh để có quả được 4 mùa, đảm bảo người nông dân không hết việc.

Xin cảm ơn bà!

Xem thêm

AHLĐ Ninh Thị Ty: Chưa thấy “ánh sáng cuối đường hầm”

AHLĐ Ninh Thị Ty: Chưa thấy “ánh sáng cuối đường hầm”

Mặc dù ứng biến rất linh hoạt khi chuyển từ sản xuất lá tía tô xuất Nhật sang trồng rau sạch, từ may mặc xuất khẩu sang may khẩu nhưng Anh hùng Lao động Ninh Thị Ty vẫn phải chua xót trước việc đại dịch Covid-19 đã làm DN của bà bị ảnh hưởng rất nặng nề.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…