Chứng khoán Mỹ lạc quan nhờ tín hiệu lạm phát tích cực

Cả 3 chỉ số chứng khoán chính của Phố Wall đều tăng điểm mạnh vào 31/1, trong đó Nasdaq đạt mức tăng lớn nhất kể từ 2001…
chứng khoán

Các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ đã kết thúc ngày 31/1 với mức tăng hơn 1% nhờ dữ liệu lạm phát tích cực và loạt báo cáo tài chính khả quan.

Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 368,95 điểm, tương đương 1,09%. Chỉ số S&P 500 tăng 58,83 điểm, tương đương 1,46% và Nasdaq Composite tăng 190,74 điểm, tương đương 1,67%.

Nhìn chung, S&P 500 ghi nhận mức tăng tháng 1 đầu tiên kể từ năm 2019, tăng 6,2%, trong khi Nasdaq nặng về công nghệ tăng 10,7% trong tháng. Đây cũng là mức tăng theo tỷ lệ phần trăm tháng 1 lớn nhất kể từ năm 2001.

Tất cả 11 lĩnh vực thuộc S&P 500 đều đóng cửa ở mức tích cực, dẫn đầu là mảng vật liệu và hàng tiêu dùng tùy ý, cả hai đều tăng hơn 2%.

S&P 500 đã đăng 10 mức cao mới trong 52 tuần và không có mức thấp mới; Nasdaq Composite ghi nhận 100 mức cao mới và 25 mức thấp mới.

Các nhà đầu tư cũng đang hướng sự chú ý tới các báo cáo thu nhập mới được công bố. Cổ phiếu Exxon Mobil đã tăng 2,2% sau khi công ty dầu mỏ này ghi nhận khoản lãi ròng 56 tỷ USD cho năm 2022, không chỉ lập kỷ lục của riêng mình mà còn là mức cao lịch sử đối với ngành dầu mỏ phương Tây.

Cổ phiếu của United Parcel Service tăng 4,7% sau khi lợi nhuận hàng quý vượt ước tính, trong khi cổ phiếu của General Motors Co tăng 8,3% nhờ báo hiệu tích cực trong dự báo thu nhập dự kiến cho năm 2023.

Ngược lại, cổ phiếu của Caterpillar giảm 3,5% khi thu nhập quý 4/2022 của nhà sản xuất máy móc này giảm 29%. Cổ phiếu của McDonald's giảm 1,3% sau khi chuỗi cửa hàng đưa ra cảnh báo lạm phát sẽ ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận vào năm 2023.

Khoảng 12 tỷ cổ phiếu đã được trao tay trên các sàn giao dịch của Hoa Kỳ, so với mức trung bình hàng ngày là 11,4 tỷ trong 20 phiên gần đây.

Trong cùng ngày, các nhà đầu tư đã nhận được thông tin về chi phí nhân công được cung cấp theo dữ liệu của Bộ Lao động Hoa Kỳ. Trong quý 4/2022, chỉ số chi phí nhân công (đo lường sự thay đổi trong mức giá mà các công ty và chính phủ trả tiền cho người lao động) đã tăng với tốc độ chậm nhất trong một năm, tăng 1% so với dự báo 1,1% trước đó. 

Peter Tuz, chủ tịch của Chase Investment Counsel đưa ra nhận xét rằng dữ liệu về chi phí nhân công đã chỉ ra rằng có thể những gì Fed đã làm đang phát huy tác dụng và thị trường đang tìm kiếm một tín hiệu mới từ Fed.

Cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) sẽ kết thúc vào ngày 1/2, dự kiến ​tăng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm. Ngoài quyết định về lãi suất, các nhà đầu tư cũng mong chờ cuộc họp báo của Chủ tịch Jerome Powell để theo dõi xem liệu chu kỳ tăng lãi suất có thể sắp kết thúc hay không và các dấu hiệu về việc lãi suất có thể duy trì trong bao lâu.

Bà Mona Mahajan, chiến lược gia đầu tư cấp cao tại Edward Jones, nhận xét: “Ông Jerome Powell và đội ngũ có lẽ đang xem xét việc nới lỏng các điều kiện tài chính, và chúng ta cần chờ xem liệu họ có thay đổi chiến lược đó ở một cách cụ thể hay không". 

Đây sẽ tiếp tục là một tuần bận rộn đối với thị trường khi các báo cáo thu nhập từ Apple Inc, Amazon.com Inc và Alphabet Inc sẽ được công bố trong những ngày tới. Cùng với đó là sự chờ đợi các cuộc họp của ngân hàng trung ương ở Châu Âu và báo cáo việc làm hàng tháng của Hoa Kỳ. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…