Chuyện lạ ở châu Âu: Giá tàu đắt gấp 30 lần vé máy bay người dân vẫn đổ xô đi mua

Theo báo cáo từ Greenpeace, giá vé tàu đường dài ở châu Âu đắt gấp 30 lần so với vé máy bay...
Chuyện lạ ở châu Âu: Giá tàu đắt gấp 30 lần vé máy bay người dân vẫn đổ xô đi mua

Trong khi châu Âu đang đối mặt với một mùa hè nóng ngột ngạt, nhiều du khách lựa chọn đi tàu cao tốc nhằm giữ gìn môi trường. Tuy nhiên, những du khách có ý thức bảo vệ môi trường hơn sẽ phải đối mặt với hóa đơn khổng lồ.

Sau khi so sánh giá vé di chuyển bằng máy bay và tàu hỏa trên 112 tuyến đường trong 9 ngày khác nhau ở châu Âu, tổ chức phi chính phủ Greenpeace (trụ sở tại Hà Lan) phát hiện giá vé tàu trung bình cao gấp đôi giá vé máy bay cùng tuyến.

Trong khi các chuyến tàu từ Vương quốc Anh tới châu Âu, đặc biệt là tàu Eurostar đắt đỏ thường có giá vé trung bình gấp 4 lần so với đi máy bay.

Mức chênh lệch lớn nhất là chi phí di chuyển từ London (Anh) đến Barcelona (Tây Ban Nha) - chặng bay ngắn phổ biến thứ 3 ở châu Âu, với giá vé tàu cao gấp 30 lần vé máy bay, tờ The Guardian đưa tin.

Điều tương tự cũng xảy ra ở Tây Ban Nha khi các chuyến bay thường rẻ hơn 71% so với tàu cao tốc trên cùng một tuyến đường. Các quốc gia có giá vé tàu đắt nhất so với giá vé máy bay ở châu Âu bao gồm Anh, Tây Ban Nha, Bỉ, Pháp và Italia.

Trái lại, báo cáo cũng cho thấy, tàu hỏa thường có giá vé rẻ hơn máy bay ở Trung Âu và Đông Âu.

châu Âu
Tuy giá vé đắt nhưng người dân châu Âu vẫn muốn di chuyển bằng tàu hỏa để bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường là một trong những yếu tố khiến người dân châu Âu lựa chọn di chuyển bằng tàu hỏa thay vì máy bay. Theo Greenpeace, nếu hành khách đi tuyến đường này bằng tàu cao tốc, sẽ giảm được 461.000 tấn khí nhà kính (tương đương với lượng khí thải hàng năm của hơn 300.000 ô tô).

Bà Lorelei Limousin của Greenpeace cho biết: "Người dân hoàn toàn có thể đặt được giá vé máy bay giá rẻ khoảng 10 Euro. Nhưng vì hành tinh và con người, các nhà chính trị cần phải hành động để thay đổi tình thế này, khiến tàu hỏa trở thành lựa chọn phù hợp túi tiền hơn". 

Ngoài ra, ở châu Âu, các hãng hàng không được miễn thuế nhiên liệu và trả rất ít thuế với vé hoặc VAT. Trong khi đó, đường sắt không được miễn thuế nhiên liệu.

Giáo sư Stefan Gossling tại Đại học Linnaeus (Thụy Điển) nhận định: "Phát hiện của Greenpeace không bất ngờ bởi hàng không được trợ cấp khá nhiều. Tóm lại, nếu bạn bay, bạn được trợ giá. Nếu sử dụng tàu hỏa, bạn phải chịu đựng giá cao hơn cùng hành trình thường lâu hơn".

Tờ Guardian cho biết thêm, sử dụng máy bay là hoạt động gây ô nhiễm nhất của con người. Trong khi việc ăn uống và di chuyển trên đường bộ đã có những lựa chọn xanh hơn như thịt gốc thực vật và xe điện thì hàng không lại chưa tìm được giải pháp thân thiện môi trường hơn.

Hiện ngành công nghiệp hàng không chịu trách nhiệm cho 2,5% lượng ô nhiễm carbon trên toàn cầu. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã kêu gọi các nhà lập pháp đánh thuế hàng không dựa trên tác động. Cơ quan này cũng khuyến khích tăng cường nhiên liệu hàng không bền vững.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…