Cổ phiếu Credit Suisse tăng vọt 23% sau thông báo sẽ vay 54 tỷ USD

Cổ phiếu của Credit Suisse đã vọt khi thị trường mở cửa sau khi ngân hàng này cho biết sẽ vay tới 54 tỷ USD từ Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ…

Mở cửa thị trường phiên hôm nay, cổ phiếu của Credit Suisse đã tăng vọt hơn 30%. Đà tăng đã hạ nhiệt đôi chút ngay sau đó. Song, tính tới lúc 8:48 sáng 16/3 theo giờ Luân Đôn, cổ phiếu này vẫn tăng 23% .

Diễn biến trên xảy ra sau khi Credit Suisse đã thông báo vào rằng họ sẽ vay từ Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ theo cơ sở cho vay được bảo hiểm và cơ sở thanh khoản ngắn hạn khoản tiền lên tới 54 tỷ USD.

Trước đó, cổ phiếu của Credit Suisse giảm xuống mức thấp nhất mọi thời đại khi nhà đầu tư hàng đầu là Ngân hàng Quốc gia Ả Rập Saudi cho biết họ sẽ không bơm thêm tiền mặt do các hạn chế về quy định. 

Tuy nhiên, như đã nói, phao cứu sinh từ Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ dường như đã phần nào trấn an các nhà đầu tư.

Theo Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ và Cơ quan Giám sát Thị trường Tài chính Thụy Sĩ (FINMA) chia sẻ, Credit Suisse “đáp ứng các yêu cầu về vốn và thanh khoản đối với các ngân hàng quan trọng trong hệ thống”, đồng thời cho biết họ sẵn sàng cung cấp thanh khoản cho Credit Suisse nếu cần.

Credit Suisse cũng đề nghị mua lại khoản nợ trị giá khoảng 3 tỷ franc Thụy Sĩ, liên quan đến 10 chứng khoán nợ cao cấp bằng USD và 4 chứng khoán nợ cao cấp bằng đồng euro.

Cổ phiếu Credit Suisse tăng trở lại

Giám đốc điều hành Credit Suisse Ulrich Koerner cho biết: “Những biện pháp này thể hiện hành động quyết đoán nhằm củng cố Credit Suisse khi chúng tôi tiếp tục chuyển đổi chiến lược để mang lại giá trị cho khách hàng và các bên liên quan khác”.

“Chúng tôi cảm ơn Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ và FINMA đã hỗ trợ việc thực hiện chuyển đổi chiến lược của mình. Tổ chức của tôi và tôi quyết tâm tiến nhanh về phía trước để cung cấp coong chúng một ngân hàng đơn giản hơn và tập trung hơn được xây dựng dựa trên nhu cầu của khách hàng".

Tại diễn biến liên quan, lợi suất trái phiếu chính phủ khu vực đồng Euro tăng mạnh vào 16/3 sau khi nhà cho vay châu Âu đang gặp khó khăn Credit Suisse cho biết họ sẽ vay tới 54 tỷ USD từ ngân hàng trung ương Thụy Sĩ để tăng cường thanh khoản.

Các chỉ số về cho vay của Tây Ban Nha và Ý lần lượt tăng 0,8% và 0,6%. Chi phí bảo hiểm rủi ro đối với trái phiếu doanh nghiệp rác của châu Âu cũng giảm, một dấu hiệu cho thấy nhà đầu tư đã lạc quan hơn.

Susannah Streeter, người đứng đầu bộ phận tiền tệ và thị trường của Hargreaves Lansdown cho biết: “Hiện tại, động thái này đã khôi phục lại một chút ổn định cho thị trường toàn cầu".

Giờ đây, mọi con mắt đều đổ dồn vào cuộc họp của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) vào cuối ngày trước phép thử lớn đầu tiên về cách các nhà hoạch định chính sách sẽ phản ứng trước những lo ngại ngày càng tăng trong lĩnh vực ngân hàng.

Ipek Ozkardeskaya, nhà phân tích cấp cao tại Swissquote Bank cho biết: “Một mặt, áp lực lạm phát đang gia tăng ở khu vực đồng euro, buộc ECB cần phải chế ngự bằng cách tăng lãi suất cao hơn. Mặt khác, chúng ta hiện đang phải chịu áp lực này đối với các ngân hàng do lợi suất tăng. ECB sẽ phải tìm ra giải pháp trung gian để vừa giảm bớt căng thẳng cho các ngân hàng, vừa tiếp tục chống lạm phát”.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...