Cựu nhà báo trở thành nữ bộ trưởng tài chính đầu tiên của Canada

Bà Freeland, một cựu nhà báo nổi tiếng và từng là ngoại trưởng Canada, đã chính thức trở thành nữ bộ trưởng tài chính đầu tiên của Canada.
Cựu nhà báo trở thành nữ bộ trưởng tài chính đầu tiên của Canada

Chrystia Freeland, người đã có công giúp Canada đàm phán thoả thuận thương mại tự do Hoa Kỳ - Canada - Mexico, đã chính thức được bổ nhiệm vào vị trí bộ trưởng tài chính Canada vào hôm qua (18/8).

Bà Chrystia Freeland, 52 tuổi, tốt nghiệp Harvard và thành thạo 5 ngôn ngữ. “Đã đến lúc chúng ta phá vỡ những rào cản đó,” bà Freeland cho biết khi nói về việc trở thành người phụ nữ đầu tiên giữ chức vụ quyền lực như vậy tại chính phủ Canada. 

Bà Freeland từng giữ vị trí cấp cao tại hãng tin Reuters nhưng đã sẵn sàng để chuyển hướng sau khi vấp phải nhiều rào cản trong sự nghiệp. Trước đó, bà Freeland đã có nhiều năm làm việc tại Financial Times trong vai trò Giám đốc văn phòng ở Moscow. 

Nelson Wiseman, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Toronto nhân xét: “Việc bổ nhiệm bà Freeland sẽ rất được lòng người dân, đặc biệt là với phụ nữ. Bà Freeland có thể thăng tiến nhanh chóng nhờ vào sự thông minh và năng lực của mình. Bà đã gây ấn tượng với Thủ tướng Trudeau trong các cuộc đàm phán NAFTA. Tuy vẫn còn nhiều suy đoán về người kế nhiệm Thủ tướng Trudeau, nhưng hiện tại một số người tin rằng bà Freeland đang là ứng cử viên được các cử tri Đảng Tự do yêu thích.” 

Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã bổ nhiểm bà Freeland sau khi người tiền nhiệm - Bill Morneau từ chức vào thứ Hai (17/8) vì nhiều bất đồng với Thủ tướng Trudeau về vấn đề kinh tế. 

“Cuộc khủng hoảng Covid-19 đã bộc lộ những sai sót và yếu kém ở mà chúng ta cần phải sửa chữa,” Thủ tướng Trudeau cho biết. 

Chính phủ Canada dự kiến về một mức thâm hụt mang tính lịch sử lên đến 260 tỷ USD cho giai đoạn 2020-2021 vì kế hoạch kích thích kinh tế nhằm chống lại thiệt hại của đại dịch. Thủ tướng Trudeau đã gọi việc chi tiêu này là sợi dây cứu sinh cho người dân Canada đang phải chiến đấu để tồn tại. 

Vào thứ Ba (18/8), Thủ tướng Trudeau cũng cho biết sẽ không tăng thuế. 

Nguồn: CNBC

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Lửa chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã lan đến Phố Tàu New York

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Lửa lan tới "Phố Tàu" New York

Tuần trước, một gói bánh gạo tại cửa hàng tạp hóa Sun Vin trên phố Mulberry ở khu phố Tàu của New York có giá 4,99 USD. Nhưng sự leo thang của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã khiến các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đắt đỏ hơn nhiều. Hiện tại, loại bánh quy này có mức giá mới: 6,99 USD...

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Các nhà sáng tạo nội dung Trung Quốc, tự xưng là đơn vị sản xuất cho hàng loạt thương hiệu xa xỉ, đã nhanh chóng tạo nên một làn sóng “trả đũa” trên TikTok khi chào bán các sản phẩm “dupe” giá rẻ như một phản ứng trước thuế quan của Mỹ đối với quốc gia này…

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Từ Apple và Boeing đến Nike và Starbucks và cả Tesla đều đang trở thành nạn nhân trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi Trung Quốc có những quyết định cứng rắn với hoạt động của các ông lớn này tại thị trường quan trọng nhất của họ...

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Tổng thống Trump khơi mào cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bằng các áp đặt thuế quan, Trung Quốc cũng không ngần ngại đáp trả bằng các áp đặt thuế quan tương đương. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã bắt đầu. Câu hỏi đặt ra là cuộc chiến này sẽ đưa cả hai bên, và cả thế giới đi đến đâu?