Đầu tư đồng hồ Rolex… lời hơn cả chứng khoán Mỹ?

Doanh số bán đồng hồ cao cấp đã qua sở hữu đạt 22 tỷ USD vào năm 2021, chiếm gần một phần ba tổng thị trường đồng hồ xa xỉ 75 tỷ USD…
Đầu tư đồng hồ Rolex… lời hơn cả chứng khoán Mỹ?
Đầu tư đồng hồ rolex

Từ lâu, đồng hồ xa xỉ đã được coi một là một tuyên ngôn thời trang và cũng là biểu tượng của địa vị. Ngày nay, chúng còn được nhắc đến như một khoản đầu tư sinh lời.

Theo một nghiên cứu gần đây của tập đoàn tư vấn Boston Consulting Group (BCG), tính từ tháng 8/2018 đến tháng 1/2023 trên thị trường hàng hiệu đã qua sở hữu (pre-owned), các thiết kế đến từ ba thương hiệu Rolex, Patek Philippe và Audemars Piguet đã tăng với tốc độ hàng năm là 20% bất chấp tác động của đại dịch Covid-19 đối với kinh tế toàn cầu. Trong cùng khoảng thời gian đó, chỉ số chứng khoán S&P 500 của Mỹ chỉ ghi nhận mức tăng 8%.

đồng hồ xa xỉ
Thị trường đồng hồ xa xỉ đã qua sở hữu cho thấy khả năng phục hồi tốt hơn cả chứng khoán. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng hàng năm của nhóm 3 thương hiệu lớn là 20%, của nhóm đồng hồ độc lập là 15% và của S&P 500 là… 8%

Các nhà đầu tư giàu có nay cũng đang xem đồng hồ xa xỉ như một công cụ để đa dạng hóa khối tài sản của họ bên ngoài bất động sản, cổ phiếu/trái phiếu hay kim loại quý, và phòng ngừa lạm phát. 

Tất cả những dự đoán trước đây, cho rằng nhu cầu về đồng hồ truyền thống sẽ giảm đi các thiết bị thông minh ra đời, đã được chứng minh là hoàn toàn không đúng.

Một diễn biến tương tự cũng đã được thấy trong thời kỳ suy thoái sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Thời điểm đó, giá đồng hồ xa xỉ tăng vọt trở lại trong vòng chưa đầy hai năm, trong khi các tài sản khác cần nhiều thời gian hơn để phục hồi.

“Người mua coi danh mục này là một khoản đầu tư ổn định, được thiết lập trên nền tảng các thương hiệu có uy tín và sở hữu cơ sở khách hàng là những cá nhân có thu nhập cao. Từ năm 2013 đến năm 2022, thị trường đồng hồ xa xỉ nói chung đã tăng giá trị với tốc độ trung bình hàng năm là 7%, vượt xa các mặt khác như trang sức, túi xách, tác phẩm nghệ thuật và đồ nội thất”, báo cáo cho thấy. 

đồng hồ xa xỉ
Trong số các loại tài sản thay thế, đồng hồ xa xỉ đã chứng tỏ sự tăng trưởng nhất quán.

Doanh số bán đồng hồ cao cấp đã qua sở hữu đạt 22 tỷ USD vào năm 2021, chiếm gần một phần ba tổng thị trường đồng hồ xa xỉ trị giá 75 tỷ USD.

Các nhà sưu tập trẻ tuổi là một trong những động lực chính của nhu cầu về đồng hồ xa xỉ. Các nền tảng như WatchBox, Chrono24 và Watchfinder đã giúp phát triển thị trường, đặc biệt thu hút những người mua thế hệ Gen Z và millennial. 

Nghiên cứu BCG lập luận: “Đối với nhiều nhà đầu tư trẻ, đồng hồ xa xỉ nổi bật lên như một loại tài sản thay thế vì nhu cầu mạnh mẽ đối với chúng cùng khả năng mang lại hiệu suất giá cao trên thị trường trong vòng 5 đến 10 năm qua”.

Bên cạnh đó, doanh số bán hàng trực tuyến gần như đã vượt qua doanh số bán hàng tại các nhà đấu giá. Theo ước tính của BCG, các giao dịch trực tuyến sẽ chiếm 60% thị trường đồng hồ xa xỉ đã qua sở hữu vào năm 2026.

BCG nhấn mạnh, thị trường giao dịch hàng hiệu đã qua sở hữu ngày nay đã trở nên rõ ràng và minh bạch hơn, thúc đẩy bởi việc chia sẻ thông tin trực tuyến và được hỗ trợ bởi các dịch vụ xác thực với những người mua và người bán có hiểu biết.

Cũng theo BCG, hầu hết nhu cầu đầu tư tập trung vào một số mẫu đồng hồ nổi tiếng như Patek Philippe Nautilus, Audemars Piguet Royal Oak, Rolex Daytona và GMT-Master II. “Trên thị trường hàng hiệu đã qua sở hữu, những mẫu này thường có giá cao hơn nhiều lần với giá ban đầu của chúng. Ví dụ, dòng đồng hồ Rolex Cosmograph Daytona với giá bán lẻ tại cửa hàng là 14.800 USD, gần đây đã được bán trên các sàn giao dịch đồng hồ đã qua sở hữu với mức từ 24.250 đến 38.500 USD”, báo cáo của BCG chia sẻ. 

Ngoài các thương hiệu truyền thống có tiếng, một nhóm các thương hiệu mới cũng đang hoạt động khá mạnh mẽ, chẳng hạn như F. P. Journe, De Bethune và H. Moser & Cie. Nghiên cứu giải thích: “Thị trường đồng hồ độc lập được hưởng lợi từ năng lực sản xuất hạn chế của ngành, giúp tăng cường tính khan hiếm và tiềm năng sưu tập theo thời gian”.

Theo nhận định của BCG, thị trường đồng hồ xa xỉ đã qua sở hữu hoạt động sôi động nhất ở Mỹ và châu Âu, nhưng sự quan tâm đến nay ở châu Á cũng đã tăng nhanh một cách đáng chú ý. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Quảng cáo facebook và câu chuyện “bị lạm dụng” của các thương hiệu nổi tiếng

Quảng cáo facebook và câu chuyện “bị lạm dụng” của các thương hiệu nổi tiếng

Gần Tết là thời điểm kích cầu mua sắm, một số thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng liên tục được quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội, tiêu biểu như facebook. Được quảng cáo và bán với giá sale hấp dẫn nhưng liệu các thương hiệu này có bị “lạm dụng” để phục vụ mục tiêu bán hàng không chính đáng.
Di sản thời trang của Nữ hoàng Elizabeth II

Di sản thời trang của Nữ hoàng Elizabeth II

Trong suốt 70 năm trị vì của mình, vị quốc vương tại vị lâu nhất nước Anh đã để lại dấu ấn rất riêng về sự tinh tế và khéo léo trong việc thể hiện một hình ảnh thương hiệu của riêng mình.
Ra mắt thương hiệu tại Milan Fashion Week, NTK Phan Đăng Hoàng tái hiện tuổi thơ qua lăng kính Gen Z

Ra mắt thương hiệu tại Milan Fashion Week, NTK Phan Đăng Hoàng tái hiện tuổi thơ qua lăng kính Gen Z

Chính thức tham gia Tuần Lễ Thời Trang Milan Xuân Hè 2023 với dự án “We Are Made In Italy” cùng sự góp mặt của 5 NTK trẻ triển vọng, đây là cơ hội tốt để NTK Phan Đăng Hoàng tạo dấu ấn khi lần đầu ra mắt thương hiệu cá nhân tại một trong những tuần lễ thời trang danh giá nhất thế giới.