Điều gì có thể khiến kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái vào năm 2023?

Nền kinh tế toàn cầu đã trải qua một năm khó khăn, với lạm phát cao làm giảm chi tiêu và buộc các ngân hàng trung ương phải tăng chi phí đi vay với tốc độ chưa từng có để kiểm soát nó.
kinh tế toàn cầu

Không phải ai cũng đồng ý rằng nền kinh tế toàn cầu đang hướng tới một cuộc suy thoái. Tuy nhiên, với mức tăng trưởng dự kiến sẽ còn giảm xuống thấp hơn nữa sau khi sụt giảm nghiêm trọng vào năm 2022, đó hoàn toàn có thể là một khả năng.

Vào tháng 10, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã dự báo rằng tăng trưởng toàn cầu sẽ giảm xuống 2,7% vào năm 2023. Nếu không tính cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và giai đoạn tồi tệ nhất của đại dịch, thì đó sẽ là năm yếu nhất của nền kinh tế thế giới kể từ 2001.

Có khả năng nền kinh tế thế giới sẽ phải đối mặt với suy thoái vào năm tới do lãi suất tăng để đối phó với lạm phát cao hơn”, Kay Daniel Neufeld, giám đốc và trưởng bộ phận dự báo tại Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh chia sẻ. 

Liệu một cuộc suy thoái toàn cầu có thành hiện thực hay không còn có thể phụ thuộc vào ba yếu tố: các ngân hàng trung ương sẽ làm gì tiếp theo, kết quả của việc Trung Quốc mới mở cửa trở lại và cuộc khủng hoảng năng lượng. Đây là cách mỗi biến số này có thể quyết định tình hình kinh tế thế giới trong năm tới.

Ngân hàng trung ương

IMF đã gọi lạm phát là “mối đe dọa trực tiếp đối với sự thịnh vượng hiện tại và tương lai.” Và trong khi nó bắt đầu giảm ở Hoa Kỳ và Châu Âu khi giá năng lượng giảm và lãi suất cao hơn thúc đẩy nền kinh tế, các ngân hàng trung ương đã nói rõ rằng họ  có ý định ngừng tăng lãi suất, ngay cả khi chỉ là mức tăng nhỏ. 

 “Chúng tôi không dao động”,chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu Christine Lagarde cho biết vào đầu tháng 12/2022.

Các nhân viên ngân hàng trung ương đang hoạt động trên cơ sở từng cuộc họp khi họ phân tích dữ liệu mới nhất. Họ đã nhấn mạnh rằng họ không biết họ sẽ cần tăng lãi suất cao đến mức nào hoặc họ sẽ cần giữ lãi suất ở mức đó trong bao lâu để đưa lạm phát trở lại gần 2% và giữ nó ở đó. Nếu giá cả tiếp tục tăng nhiều hơn mức họ muốn, thì các ngân hàng trung ương có thể sẽ mạnh tay hơn so với kế hoạch, gây thêm áp lực lên nền kinh tế toàn cầu.

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ Jerome Powell cho biết sau cuộc họp tháng 12 của ngân hàng trung ương: “Chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ phải duy trì lập trường chính sách của mình trong một thời gian.”

Trung Quốc

Trong gần ba năm, chính phủ Trung Quốc đã hạn chế được sự lây lan của Covid-19 bằng cách sử dụng các biện pháp cách ly tập trung, xét nghiệm hàng loạt và truy vết tiếp xúc nghiêm ngặt. Nhưng kể từ đầu tháng 12/2022, Bắc Kinh đã đột ngột nới lỏng và dần chấm dứt chính sách zero Covid. 

Việc nền kinh tế lớn thứ hai thế giới mở cửa trở lại có thể thúc đẩy tăng trưởng. Nhưng cũng mang lại rủi ro.

Bruce Kasman, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu kinh tế và chính sách tại JPMorgan Chase, cho biết: “Kế hoạch mở cửa để giúp nền kinh tế của Trung Quốc là đúng, tuy nhiên, kinh nghiệm gần đây cũng cho thấy rằng khi mở cửa quá sớm khi đất nước chưa sẵn sàng khiến hệ thống chăm sóc sức khỏe bị quá tải có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc”. 

Giá năng lượng

Cuộc chiến Nga - Ukraine tiếp tục làm tăng thêm sự không chắc chắn cho các dự báo, đặc biệt là đối với các quốc gia ở châu Âu, những nước đang từ bỏ năng lượng của Nga và phải đối mặt với sự thiếu hụt nguồn cung. 

Một báo cáo từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho thấy châu Âu có thể đối mặt với tình trạng thiếu khí đốt tự nhiên vào năm 2023 nếu Nga cắt toàn bộ hoạt động xuất khẩu khí đốt sang khu vực này và thời tiết thay đổi. 

Bên cạnh đó là khả năng tăng vọt về nhu cầu năng lượng từ Trung Quốc khi nền kinh tế của nước này phục hồi trở lại.

Diane Swonk, nhà kinh tế trưởng của KPMG cho biết: “Chúng đều có sự liên kết với nhau. Một trong những lý do khiến giá năng lượng thấp hơn dự đoán là vì nhu cầu tại Trung Quốc đang thấp một cách bất thường.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế cho biết vòng dự báo kinh tế mới nhất của họ có thể yêu cầu sửa đổi nếu tình trạng thiếu nguồn cung năng lượng sẽ đẩy giá lên cao, hoặc nếu các chính phủ ở Châu Âu thực thi phân phối để giảm nhu cầu khí đốt và điện trong năm tới.

Nguy cơ suy thoái toàn cầu

kinh tế toàn cầu
Dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, các nền kinh tế phát triển và các nền kinh tế đang phát triển (Triển vọng kinh tế thế giới - IMF).

Dù thế giới có rơi vào suy thoái hay không trong năm 2023, 12 tháng tới chắc chắn sẽ có nhiều có nhiều khó khăn. 

Guillaume Menuet, người đứng đầu bộ phận kinh tế và chiến lược đầu tư của Citi Private Bank tại Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi nhận xét: “Đó vẫn là một bối cảnh đầy thách thức.” Nhóm của ông dự đoán thế giới sẽ trải qua thời kỳ tăng trưởng kinh tế chậm nhất trong 40 năm qua, ngoại trừ năm 2020 và cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008.

Ngay cả khi suy thoái toàn cầu được ngăn chặn, nhiều quốc gia vẫn có thể phải chịu đựng suy thoái kèm theo tỷ lệ thất nghiệp gia tăng nghiêm trọng, mặc dù các nhà kinh tế không đồng ý về mức độ nghiêm trọng và thời gian chúng có thể kéo dài.

Điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến và đối với nhiều người, năm 2023 sẽ giống như một cuộc suy thoái”, IMF cho biết vào tháng 10, đồng thời lưu ý rằng sự suy giảm “sẽ diễn ra trên diện rộng” và có thể “mở lại những vết thương kinh tế vừa chỉ mới được chữa lành một phần sau đại dịch”. 

Có thể bạn quan tâm