Doanh nhân Đặng Thanh Hằng: Mong sớm được trở lại hoạt động

Trao đổi với Thương Gia, bà Đặng Thanh Hằng - nhà sáng lập, chủ tịch Tập đoàn Thanh Hằng cho rằng: "Làm đẹp cũng là nhu cầu thiết yếu của con người, cần được bình đẳng như các ngành nghề khác và mong muốn sớm được cho phép trở lại hoạt động bình thường."
Doanh nhân Đặng Thanh Hằng: Mong sớm được trở lại hoạt động

Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, chắc hẳn Beauty Medi cũng có những khó khăn trong thời kỳ đại dịch. Vậy, bà và công ty đã có sự chuẩn bị ứng phó với tình hình mới như thế nào

BeautyMedi và H&H là chuỗi hệ thống làm đẹp với 10 cửa hàng đi thuê, 200 nhân viên cùng 10 bác sĩ trong bộ máy vẫn phải trang trải chi phí mặc chúng tôi đã phải nghỉ hơn một tháng rưỡi nay do tác động của dịch bệnh. Trong giai đoạn đầu, mọi người đều hoang mang nên chúng tôi hầu như không có doanh thu. Các bác sĩ nước ngoài cũng không được nhập cảnh vì không có đường bay. Thực sự đó là khó khăn của công ty cũng như các doanh nghiệp trong ngành khác. Để ứng phó với tình hình, chúng tôi buộc phải cắt giảm chi phí, tạm thời cho nhân viên nghỉ không lương và đàm phán về các khoản phí thuê cơ sở kinh doanh với đối tác, đàm phán cả về lương của bác sĩ….

Khi tình hình dịch bệnh bắt đầu ổn định, người dân đã yên tâm và nhu cầu làm đẹp có chiều hướng gia tăng trở lại. Đón đầu xu hướng và để hỗ trợ khách hàng, chúng tôi đã có những ưu đãi, giảm giá rất sâu các gói làm đẹp bằng Voucher cả năm, giảm chi phí bác sĩ… Chúng tôi xác định không tính đến lợi nhuận mà chú trọng trước hết đến quyền lợi và nhu cầu của khách hàng, luôn luôn giữ gìn chất lượng, uy tín hàng đầu của BeautyMedi. Dù phải chịu những tác động không nhỏ do dịch Covid-19 gây ra, nhưng chúng tôi cho rằng sự gắn bó, chia sẻ và đồng hành giữa doanh nghiệp và khách hàng của mình mới là điều quan trọng nhất.

Bà có cho rằng sau đại dịch nhu cầu làm đẹp được nhiều người quan tâm và chú trọng?

Việc làm đẹp là nhu cầu thiết yếu đáng được tôn trọng của người phụ nữ. Bởi họ chính là vẻ đẹp của cuộc sống. Đã quen với dung mạo xinh đẹp của mình, việc cách ly xã hội khiến họ ở nhà nhiều, có phần xao nhãng với nhan sắc, ít di chuyển, ăn nhiều ngủ nhiều cũng khiến da trùng nhão hơn, tăng cân, mọi thứ trở nên không được hoàn hảo như trước… Đó là điều phụ nữ khó có thể chấp nhận được…

Vì vậy, khi mọi hoạt động bình thường trở lại thì theo tôi nhu cầu làm đẹp sẽ còn tăng cao hơn, trong đó Themage và cắt mí mắt sẽ lựa chọn đầu tiên… Thời gian này, chúng tôi liên tục nhận được các cuộc gọi của khách về việc khi nào BeautyMedi sẽ mở cửa trở lại, bao giờ các bác sĩ nước ngoài chuyên thẩm mỹ, nha khoa sẽ sang… Và tôi hiểu, đó là nhu cầu thực sự cần thiết của khách hàng mà chúng tôi chưa có điều kiện để đáp ứng. Đó là điều đáng tiếc. Bản thân tôi cho rằng nhu cầu làm đẹp là không thể thiếu, kể cả khi kinh tế bị ảnh hưởng bởi làm đẹp luôn là một ưu tiên của phụ nữ.

Có ý kiến cho rằng, chính thời kỳ khủng hoảng khiến cho nhiều công ty phải nhanh chóng tìm cách thích ứng, linh hoạt trong điều hành, tái cơ cấu bộ máy…. Còn bà và BeautyMedi thì sao?

Cũng giống như các doanh nghiệp khác trong mùa dịch, chúng tôi xác định đó là thời gian để tái cơ cấu lại doanh nghiệp, sắp xếp lại bộ máy một cách hợp lý nhất, tinh giản, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ nhân viên, thực hiện rà soát lại các quy trình, chế tài, nội quy công ty, … và lên kế hoạch sẵn sàng hoạt động sau khi dịch được đẩy lùi.

Ngoài những nỗ lực tự thân của doanh nghiệp, với tư cách là người đứng đầu tập đoàn, bà có những kiến nghị gì đối với các cơ quan chức năng để tạo điều kiện cho doanh nghiệp quay trở lại hoạt động?

Tôi nghĩ ngành làm đẹp là một ngành thiết yếu và cần thiết của phụ nữ, mang đến vẻ đẹp và sự tự tin cho mỗi người.

Xã hội phát triển, những người phụ nữ vươn lên nắm giữ những vị trí trước đây chỉ dành cho đàn ông, họ tham gia kinh doanh, lãnh đạo, đảm nhận nhiều vị trí trong tất cả mọi ngành nghề. Chính họ đã tạo nên hình ảnh những người phụ nữ hiện đại, xinh đẹp, tự tin và đầy sức sống. Bởi thế, tôi tin rằng trong bất cứ hoàn cảnh nào, thời kỳ khó khăn nào thì ngành làm đẹp sẽ luôn luôn giữ được chỗ đứng trong thị trường.

Sự phát triển nhanh chóng của ngành làm đẹp & sức khỏe không chỉ mang đến niềm vui và hạnh phúc cho biết bao phụ nữ, mà còn có những đóng góp không nhỏ cho xã hội, tạo công ăn việc làm cho nhiều người. Tôi cho rằng chính phủ không nên xếp ngành làm đẹp vào danh sách không thiết yếu. Bởi nó thực là nhu cầu thiết yếu của xã hội, nhất là trong khi các bác sĩ và y tá có kiến thức đầy đủ để bảo vệ chính họ và khách hàng. Khi phục vụ khách hàng, chúng tôi không tiếp xúc trực tiếp, tất cả đều phải dùng khẩu trang và găng tay khi thăm khám, tư vấn.

Mặt khác, ngay từ đầu mùa dịch chúng tôi đã tuân thủ quy định phòng chống rất nghiêm ngặt theo đúng chỉ đạo chính phủ. Khách hàng của chúng tôi hẹn theo khung giờ nhất định nên không có tình trạng tập trung quá đông, mỗi phòng điều trị dành cho một khách. Nhất lại là hoạt động liên quan đến ngành y nên kiến thức và tiêu chuẩn vệ sinh an toàn của chúng tôi luôn đặt lên hàng đầu. Bên cạnh đó, chúng tôi có rất nhiều khách hàng với các liệu trình riêng biệt cần thời gian dài như điều trị sâu răng, điều trị nám… các dịch vụ này đều đòi hỏi cần theo sát một liệu trình định kỳ. Do đó việc gián đoạn trong thời gian dài gây ảnh hưởng ít nhiều cho quá trình điều trị.

Từ công việc cụ thể của Tập đoàn cũng như ngành làm đẹp trên toàn quốc, tôi mong rằng chính phủ sẽ xem xét và sớm cho phép ngành làm đẹp được mở cửa trở lại, bình đẳng với các ngành nghề dịch vụ khác!

Cảm ơn bà vì cuộc trò chuyện này.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Bộ Tư pháp Mỹ muốn Google "chia tay" trình duyệt Chrome

Bộ Tư pháp Mỹ muốn Google "chia tay" trình duyệt Chrome

Bộ Tư pháp Mỹ đang yêu cầu Google bán trình duyệt Chrome để giải quyết các cáo buộc độc quyền trên thị trường tìm kiếm và quảng cáo. Đây được xem là động thái gay gắt từ chính quyền Biden trong nỗ lực kiềm chế các tập đoàn công nghệ lớn…

Kinh tế Đức tiếp tục đối mặt với suy thoái

Kinh tế Đức tiếp tục đối mặt với suy thoái

Tăng trưởng kinh tế Đức được dự báo sẽ tụt hậu hơn so với mặt bằng chung của khu vực đồng Euro trong năm nay, đánh dấu năm thứ hai liên tiếp đối mặt với suy thoái. Bên cạnh đó, tình trạng nghèo đói ở người cao tuổi cũng đang gia tăng ở mức đáng báo động…

Giá dầu ô liu dự kiến hạ nhiệt sau mốc đỉnh lịch sử

Giá dầu ô liu dự kiến hạ nhiệt sau mốc đỉnh lịch sử

Giá dầu ô liu toàn cầu đang dần hạ nhiệt khi sản lượng được kỳ vọng sẽ tăng mạnh trong mùa vụ 2024-2025. Tuy nhiên, ngành công nghiệp này vẫn đối mặt với vô số thách thức lớn từ biến đổi khí hậu, vì vậy cần có sự chuyển đổi sâu rộng để đảm bảo tăng trưởng bền vững…

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Tổng thống đắc cử Donald Trump đang khẩn trương chuẩn bị đội ngũ nội các và nhân sự cấp cao cho nhiệm kỳ thứ hai tại Nhà Trắng. Những lựa chọn này hứa hẹn sẽ giúp định hình chiến lược lãnh đạo mới của ông trong bốn năm tới…

Top 10 quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2024

Top 10 quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2024

Những quốc gia giàu có nhất thế giới không chỉ được định hình bởi nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào hay quy mô dân số nhỏ, mà còn bởi các chính sách tài chính thông minh và khả năng duy trì sự thịnh vượng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động…

Kế hoạch chuyển giao quyền lực tại đế chế xa xỉ Prada

Kế hoạch chuyển giao quyền lực tại đế chế xa xỉ Prada

Miuccia Prada và Patrizio Bertelli đều đang chủ động chuẩn bị chuyển giao quyền lực tại "đế chế" Prada cho thế hệ tiếp nối. Điều này không chỉ giúp bảo vệ di sản của gia đình mà còn đảm bảo quá trình kế thừa diễn ra suôn sẻ, tránh những xung đột hay căng thẳng không đáng có…

Hơn 2,8 tỷ USD đặt cược cho khả năng Bitcoin chạm mốc 90.000 USD

Hơn 2,8 tỷ USD đặt cược cho khả năng Bitcoin chạm mốc 90.000 USD

Giá Bitcoin đã đạt mức kỷ lục 81.000 USD, với các chỉ báo phái sinh cho thấy đà tăng mạnh mẽ sẽ còn tiếp tục. Tâm lý lạc quan được thúc đẩy bởi chiến thắng của ông Donald Trump và các quyết định cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)…

Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố thỏa thuận sơ bộ với Intel trong chuyến thăm khuôn viên Intel Ocotillo tại Arizona hồi tháng 3

Chính quyền Biden và ngành chip đẩy nhanh tiến trình nhận hỗ trợ trước khi ông Donald Trump nhậm chức

Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang “chạy đua” để hoàn tất các thỏa thuận hỗ trợ ngành chip trước khi ông Donald Trump nhậm chức. Việc này càng cấp bách hơn khi nhiều công ty hàng đầu như Intel và Samsung vẫn đang trong giai đoạn đàm phán để nhận trợ cấp trị giá hàng tỷ USD từ chính phủ Mỹ…