Doanh số nước tăng lực Red Bull tăng trưởng vượt kỳ vọng nhờ đội đua đứng thứ hạng cao tại F1

Những chiến thắng áp đảo của đội Red Bull Racing trong giải đua Công thức 1 năm nay đã trực tiếp thúc đẩy doanh số nước tăng lực Red Bull, giám đốc điều hành của đội Christian Horner chia sẻ…

Tay đua Max Verstappen của đội Red Bull ăn mừng sau khi vô địch Grand Prix Brazil vào ngày 5/11/2023
Tay đua Max Verstappen của đội Red Bull ăn mừng sau khi vô địch Grand Prix Brazil vào ngày 5/11/2023

Red Bull đã ghi nhận một một mùa giải rực rỡ tại giải đua Công thức 1, giành chiến thắng 19 lần trong số 20 giải Grand Prix 2023 cho đến nay. Trong đó, tay đua số 1 của đội, Max Verstappen, đã giành được 17 chiến thắng và đồng đội Sergio Perez đứng đầu bảng ở chặng đua Arab Saudi và Azerbaijan.

Các tay đua sẽ trở lại vào cuối tuần này tại Las Vegas trước khi mùa giải kết thúc vào cuối tháng 11 tại Abu Dhabi.

Trong một chia sẻ mới đây với CNBC, đại diện của đội - giám đốc điều hành Christian Horner đã tiết lộ: “Thật đáng kinh ngạc về lượng tiêu thụ nước tăng lực Red Bull hiện nay. Có một câu ngạn ngữ cổ rằng “Thắng vào Chủ nhật và bán vào thứ Hai”. Vâng, đó là những gì chúng tôi đã làm cho thương hiệu Red Bull, cho nước tăng lực Red Bull trong việc quảng bá sản phẩm trên toàn cầu ở suốt 23 chặng đua. Chúng tôi là hiệu ứng marketing tốt nhất cho tập đoàn".

Tại thị trường Mỹ nói riêng, Red Bull hiện là thương hiệu nước tăng lực hàng đầu với doanh số chạm mốc 7,34 tỷ USD trong nửa đầu năm 2023 - tương đương 1/2 doanh số của toàn bộ ngành, trích dẫn báo cáo của công ty nghiên cứu Statista.

Trên thế giới, Red Bull đứng thứ 2 với 13% thị phần, chỉ xếp sau Monster Beverage với 16,4% thị phần, theo dữ liệu của Euromonitor International.

energy-grid.jpg

Nhưng thị trường nước tăng lực ngày càng đông đúc đã gây áp lực lên Red Bull. Thị phần của công ty đã giảm từ 13,5% vào năm 2021 xuống còn 13% trong năm nay khi có những công ty, chẳng hạn như PepsiCo, gia nhập vào danh mục.

Trong những năm gần đây, hai “gã khổng lồ” nước giải khát Coca-Cola và Pepsi đều đã hướng mục tiêu đến mảng nước tăng lực đang phát triển nhanh chóng.

Lượng tiêu thụ soda đã giảm trong hai thập kỷ qua, nhưng đồ uống tăng lực có đường đã đi ngược lại xu hướng nhờ hàm lượng caffeine và các tác dụng liên quan.

Coca-Cola đã ra mắt nước tăng lực của riêng mình tại Vương quốc Anh vào năm 2019. Nhưng Coke Energy không giành được chỗ đứng trong thị trường tiêu dùng Mỹ, do đó công ty đã ngừng sản xuất dòng sản phẩm này ở Bắc Mỹ vào năm 2021, khoảng một năm sau khi ra mắt.

Trong khi đó, đối thủ Pepsi đã đạt được nhiều thành công hơn thông qua các thoả thuận và hợp tác đa bên. Pepsi đã mua lại Rockstar Energy với giá 3,85 tỷ USD vào năm 2020, giành quyền sở hữu cả nước tăng lực cùng tên của công ty và Sting Energy nhiều tiềm năng.

Năm ngoái, Pepsi tiếp tục mua cổ phần trị giá 550 triệu USD của Celsius - công ty tự hào với thức uống tăng lực lành mạnh hơn giúp tăng cường tập luyện. Bên cạnh những chiến lược đó, Pepsi cũng đang nỗ lực triển khai những thay đổi nội bộ, ví dụ như chuyển hướng cho sản phẩm Mountain Dew sang danh mục nước tăng lực và bổ sung caffeine vào dòng nước thể thao (bổ sung điện giải) Gatorade.

Xem thêm

Coca-Cola Việt Nam chính thức đổi chủ

Coca-Cola Việt Nam chính thức đổi chủ

Swire Coca-Cola Limited, công ty con 100% vốn của Tập đoàn Swire Pacific (Anh) đã chính thức sở hữu Công ty TNHH Nước giải khát Coca-Cola Việt Nam, công ty nhượng quyền đóng chai của Tập đoàn Coca–Cola (Mỹ) tại Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…