Pepsi kiếm được “tiền lớn” từ các “khẩu phần nhỏ”

Xu hướng mới trong ngành công nghiệp thức ăn vặt, đồ uống giải khát đang dần thay đổi: Khẩu phần nhỏ ngày càng được ưa chuộng.
Pepsi kiếm được “tiền lớn” từ các “khẩu phần nhỏ”

Giám đốc điều hành Ramon Laguarta tiết lộ, PepsiCo đang chứng kiến ​​"sự tăng trưởng khổng lồ ở đồ ăn nhẹ với khẩu phần nhỏ“, cũng như đối với các sản phẩm thức uống đóng lon dạng mini của mình. 

Vậy nguyên nhân là ở đâu? “Sự kiểm soát khẩu phần ăn,” ông Ramon Laguarta giải thích.

PepsiCo đã và đang giảm lượng đường và chất béo chuyển hóa trong danh mục sản phẩm của mình để thu hút lượng người tiêu dùng quan tâm đến sức khỏe. Công ty coi nhu cầu về các khẩu phần nhỏ là một phần của xu hướng ăn uống lành mạnh.

Ông Laguarta cho biết, đồ ăn nhẹ và đồ uống ít chất béo, ít calo đang vô cùng phổ biến - doanh số bán đồ uống không đường đang tăng nhanh gấp ba lần so với đồ uống có đường; đồ ăn nhẹ ở dạng nướng hoặc bỏ lò cũng đang tăng nhanh hơn so với đồ ăn vặt chiên rán. 

Ngoài việc kiểm soát khẩu phần, cung cấp các kích đóng gói khác nhau cũng là một cách chiến lược để các công ty như PepsiCo thu hút lượng lớn khách hàng trên nhiều nhãn hiệu đồ ăn nhẹ và đồ uống của mình. Với nhiều loại kích cỡ, họ sẽ có thể đáp ứng nhu cầu cho tất cả mọi người, từ những gia đình đông người, những người mua sắm tại các trạm xăng cho đến các bậc phụ huynh đóng gói bữa trưa đi học cho trẻ mỗi sáng.

Duane Stanford, biên tập viên của Beverage Digest cho biết: “Ngày càng trở nên rõ ràng rằng kích thước đóng gói sản phẩm nhỏ gọn hơn thực sự quan trọng đối với các công ty đang cố gắng thu hút nhiều khách hàng hơn. Nếu bạn làm đúng, chắc chắn bạn sẽ thắng”.

đồ ăn vặt

Và tất nhiên, có một lợi nhuận khác dành cho các công ty: Khi khách hàng mua gói nhỏ, về bản chất họ sẽ “thiệt hơn” hơn so với việc mua sản phẩm đóng gói ở cỡ lớn. Và khi mọi người quay trở lại với cuộc sống trước đại dịch, thì phần lớn khách hàng lại yêu thích các sản phẩm ăn vặt được đóng gói nhỏ gọn để thưởng thức khi đang di chuyển, bất kể chi phí là tương đối cao hơn.

Claire Lancaster, người đứng đầu bộ phận thực phẩm và đồ uống tại WGSN, cho biết: “Sau đại dịch, mọi người đã quay trở lại với lịch trình bận rộn và có xu hướng lựa chọn các phương án tiện lợi hơn, bao gồm các sản phẩm mua mang đi”. 

Và trong khi người tiêu dùng sẽ được lợi hơn khi mua sản phẩm đóng gói cỡ lớn, nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc họ vẫn phải trả nhiều tiền hơn khi thanh toán. Điều đó có thể khó khăn với một số người, đặc biệt là khi lạm phát tăng cao. Vì vậy, những người có ngân sách eo hẹp sẽ bỏ tiền cho những gói snack cỡ nhỏ, khi họ không đủ khả năng để mua cả một gói lớn. Và khi giá cả tăng lên, "người tiêu dùng sẽ cân nhắc những lựa chọn phù hợp hơn với túi tiền", bà Lancaster nhận xét. Bà cũng chỉ ra nhiều loại kích cỡ và giá cả cũng là một phương pháp để giữ chân người tiêu dùng và thúc đẩy doanh số bán hàng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Elon Musk sắp tiếp quản TikTok?

Elon Musk sắp tiếp quản TikTok?

Theo một báo cáo mới đây từ Bloomberg, các nhà chức trách tại Trung Quốc đang cân nhắc về khả năng bán TikTok Mỹ cho tỷ phú Elon Musk…

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Tiền điện tử chứng kiến đà sụt giảm mạnh trong phiên khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao đã gây áp lực lên nhóm các tài sản rủi ro…

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, có thể dẫn đến cách tiếp cận ít can thiệp hơn đối với các loại tiền điện tử như bitcoin...

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Dù còn phải đối mặt với nhiều biến động, nhưng triển vọng giá bạc được các chuyên gia dự đoán sẽ tăng mạnh trong năm tới nhờ nhu cầu công nghiệp và nguồn cung hạn chế…