Giá thịt bò tại Mỹ tăng cao kỷ lục

Giá thịt bò bán lẻ ở Mỹ đang ghi nhận mức cao kỷ lục, đẩy giá các sản phẩm làm từ thịt bò như bánh mì kẹp thịt hay bít tết và bít tết tartare tăng mạnh…

Trang trại chăn nuôi tại Texas, Mỹ
Trang trại chăn nuôi tại Texas, Mỹ

Theo dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), giá thịt bò bán lẻ hiện đang dao động quanh mức kỷ lục khoảng 8 USD/pound, tương đương 380 nghìn đồng/cân.

Các nhà quan sát thị trường chia sẻ, hiện tượng này phần lớn là do bởi nguồn cung gia súc bị suy giảm cũng như chi phí đầu vào cao hơn. Và họ không kỳ vọng giá sẽ sớm hạ nhiệt.

Nhà kinh tế trưởng mảng nông nghiệp tại Wells Fargo, Michael Swanson, nói với CNBC qua email: “Người tiêu dùng sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho tất cả các sản phẩm thịt bò trong vài năm nữa”.

Screen Shot 2023-10-25 at 9.27.48 AM.png
Giá bán lẻ thịt bò tại Mỹ trong giai đoạn từ 2013 đến 2023 (cent/pound)

Ông Michael Swanson cho biết, số lượng đàn gia súc ở Mỹ đã giảm xuống con số nhỏ nhất trong thập kỷ, do hạn hán kéo dài ở các bang chăn nuôi gia súc trọng điểm như Texas và Kansas.

Trong báo cáo chăn nuôi mới nhất vào tháng 9, USDA vẫn giữ nguyên dự báo sản lượng thịt bò trong nửa cuối năm nay. Dự kiến giảm 82 triệu kg từ tháng 8 đến tháng 12

“Khi những người chăn nuôi giữ lại nhiều bò giống hơn để gây dựng lại đàn, thì nguồn cung gia súc để lấy thịt sẽ thấp hơn nhiều”, ông Michael Swanson lưu ý thêm. Việc này sẽ không chỉ làm giảm nguồn cung mà còn tăng thêm chi phí đầu vào - cuối cùng sẽ được chuyển sang ví tiền của người tiêu dùng.

Brian Earnest, nhà kinh tế trưởng về protein động vật tại Hiệp hội Tín dụng trang trại Cobank, cho biết: “Chi phí đầu vào đã tăng vọt, mọi thứ từ lao động, vận chuyển cho đến gói hàng đều lên cao”. Ông Brian Earnest cũng nhắc lại việc các nhà sản xuất đã phải vật lộn với thời tiết khô hạn kéo dài khiến điều kiện thức ăn thô kém kể từ năm 2020.

Nguồn cung cỏ khô đã bị ảnh hưởng bởi một đợt hạn hán nghiêm trọng vào năm 2022. Vào tháng 12, lượng dự trữ cỏ khô đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1954 là 71,9 triệu tấn. Số liệu gần đây nhất của USDA vào tháng 5/2023 ước tính rằng lượng cỏ khô dự trữ tại các trang trại thấp hơn 13% so với năm ngoái. USDA chỉ đưa ra đánh giá về trữ lượng cỏ khô vào tháng 5 và tháng 12 hàng năm.

“Nguồn cung gia súc tại Mỹ vẫn sẽ khan hiếm trong tương lai và nhu cầu về thịt bò có thể vượt xa nguồn cung trong vài năm tới. Điều này đồng nghĩa với việc giá có khả năng sẽ tăng lên các mức kỷ lục mới, ít nhất trong 18 tháng tới”, ông Brian Earnest nói thêm.

Từ đó, giá của các món ăn từ thịt bò cũng sẽ tăng lên khi các doanh nghiệp cố gắng duy trì tỷ suất lợi nhuận của mình. Tuy nhiên, các món ăn bình dân hơn như bánh hamburger sẽ không tăng nhiều như các món cao cấp khác như bít tết, ông Brian Earnest khẳng định.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...