Nhiều mặt hàng thực phẩm tăng giá gây áp lực lớn cho người tiêu dùng

Giá hàng hóa mềm, ví dụ như nước cam và thịt gia cầm, tiếp tục làm phức tạp thêm bức tranh lạm phát toàn cầu…

Người nông dân tách vỏ cacao để thu hạt tại một trang trại ca cao ở Bờ Biển Ngà
Người nông dân tách vỏ cacao để thu hạt tại một trang trại ca cao ở Bờ Biển Ngà

Một loạt mặt hàng nông sản đã liên tục tăng giá trong những tháng gần đây do thiệt hại mùa màng liên quan tới rủi ro biến đổi khí hậu trên toàn cầu, dẫn đến việc nguồn cung bị thắt chặt hơn nữa. Giá cao tạo thêm gánh nặng cho ví tiền của người tiêu dùng vào thời điểm lạm phát vẫn còn “cứng đầu”, ghi nhận mức 4,3% trong tháng 8.

S&P GSCI Softs - một chỉ số phụ của chỉ số hàng hóa S&P GSCI đo lường các mặt hàng mềm (soft commodities) - đã tăng hơn 18% tính từ đầu năm đến nay.

Giá thực phẩm, bao gồm nước cam, gia súc sống, đường thô và ca cao đều đạt mức cao nhất kể từ đầu năm trong tháng này. “Tất cả đều nằm trong đường cong giá lên do vấn đề nguồn cung”, ông Paul Caruso, giám đốc đầu tư hàng hóa tại Ancora cho biết.

Cụ thể, nước cam tăng giá do nguồn cung thiếu hụt và các cơn bão tấn công Florida - khu vực sản xuất nước cam chính cho các nhà xuất khẩu lớn của Mỹ. Brazil và Mexico cũng ghi nhận mức giảm sản lượng cam ước tính trong năm do thời tiết ấm hơn.

Giá thịt sống cũng được thúc đẩy bởi tình hình khó khăn trong chăn nuôi ở Mỹ, bên cạnh nhu cầu thịt bò tiếp tục tăng và phí đầu vào cho lao động cũng như nhiên liệu cao hơn. Một đợt hạn hán kéo dài ở vùng Trung Tây hồi đầu năm nay đã tàn phá các đồng cỏ và vụ mùa, buộc một số nông dân phải tiêu hủy đàn gia súc của mình.

Dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo nguồn cung sẽ giảm trong năm nay và năm tới, và có khả năng kéo dài đến năm 2025 và 2026, trước khi có khả năng phục hồi trở lại.

Screen Shot 2023-09-26 at 2.16.55 PM.png
Những mặt hàng tăng giá mạnh trong năm bao gồm thịt gia cầm, đường, ca cao, nước cam

Không chỉ nguyên liệu cho bữa sáng hay bữa trưa trở nên đắt đỏ hơn, mà ngay cả món tráng miệng cũng vậy.

Giá đường thô và ca cao đã tăng vọt trong những tháng gần đây. Trong đó, giá đường đạt mốc 27,62 cent/lb vào tuần trước, mức cao nhất kể từ năm 2012 do nhu cầu tăng kết hợp với việc điều chỉnh sản lượng ở các nước sản xuất chính như Ấn Độ và Thái Lan vì thời tiết khắc nghiệt.

Giá ca cao tăng vọt lên 3.763 USD/tấn, cũng là mức cao nhất trong hơn một thập kỷ.

Ông Darwei Kung, người đứng đầu bộ phận hàng hóa và tài nguyên thiên nhiên tại DWS cho biết: “Các mặt hàng mềm nói riêng rất mỏng manh và nhạy cảm với sự thay đổi thời tiết. Đó là lý do tại sao chúng ta thấy giá tăng lên mà chưa có giải pháp nào cho ngắn hạn vì rất khó để mở rộng thêm sản xuất ngay lập tức trong khi một số sản phẩm chỉ có thể làm ra tại những vùng đất nhất định”.

Do thực phẩm và năng lượng không nằm trong tính toán lạm phát cốt lõi, người tiêu dùng có thể phải chịu giá cả hàng ngày cao hơn mức mà các nhà hoạch định chính sách của ngân hàng trung ương tính đến.

“Điều đó có thể tạo ra sự phân nhánh về quan điểm xung quanh lạm phát, gây khó khăn hơn cho người tiêu dùng, ít nhất là trong ngắn hạn”, ông Darwei Kung nói thêm.

Người mua hàng đang phải gánh chịu mức giá cao hơn khi các công ty thực phẩm lớn nhất thế giới đang cố gắng vượt qua chi phí đầu vào ngày càng tăng.

“Chắc chắn đây không phải là lúc để nói về giảm phát hay giảm giá vì mức tỷ suất lợi nhuận gộp vẫn còn thấp đáng kể…Chúng tôi vẫn thấy lạm phát chi phí đầu vào ở mức cao,” giám đốc tài chính Nestlé François-Xavier Roger chia sẻ trong Hội nghị Barclays về Mặt hàng chủ lực của Người tiêu dùng vào đầu tháng này.

Giám đốc tài chính của Unilever, ông Grame David Pitkethly cũng đưa ra lưu ý tương tự tại hội nghị. Công ty hiện vẫn chứng kiến lạm phát ở các hạng mục thực phẩm dinh dưỡng và kem. Vào cuối tháng 7, Unilever đã báo cáo mức tăng 12,6% về giá cơ bản đối với thực phẩm dinh dưỡng và 11,5% đối với kem.

Một số nhà phân tích đang trông cậy vào lãi suất cao hơn và nền kinh tế chậm lại để phần nào kiềm chế được nhu cầu của người tiêu dùng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…