Hoa Kỳ phạt 16 công ty Phố Wall 1,8 tỷ USD vì trao đổi về thỏa thuận, giao dịch trên ứng dụng cá nhân

Các nhà quản lý Hoa Kỳ đã phạt 16 công ty tài chính, bao gồm Barclays, Bank of America, Citigroup, Credit Suisse, Goldman Sachs, Morgan Stanley và UBS, tổng cộng 1,8 tỷ USD sau khi một số nhân viên đã thảo luận về các giao dịch trên thiết bị và ứng dụng cá nhân của họ.
Hoa Kỳ phạt 16 công ty Phố Wall 1,8 tỷ USD vì trao đổi về thỏa thuận, giao dịch trên ứng dụng cá nhân

Cuộc thăm dò toàn ngành, được Reuters báo cáo lần đầu vào năm ngoái, là một trường hợp mang tính bước ngoặt đối với Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) và Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC), đánh dấu một trong những nghị quyết tập thể lớn nhất của họ.

Từ tháng 1/2018 đến tháng 9/2021, nhân viên của các tổ chức tài chính nói trên thường xuyên trao đổi về các vấn đề kinh doanh như giao dịch nợ và cổ phần với đồng nghiệp, khách hàng và các cố vấn bên thứ ba khác qua các ứng dụng trên thiết bị cá nhân như tin nhắn văn bản và WhatsApp, SEC và CFTC cho biết.

Các công ty đã không lưu giữ phần lớn các cuộc trò chuyện cá nhân đó, do vậy vi phạm các quy tắc liên bang yêu cầu người môi giới-đại lý và các tổ chức tài chính khác phải bảo vệ thông tin liên lạc kinh doanh. Điều đó cản trở khả năng của các cơ quan trong việc giám sát thị trường tài chính, đảm bảo tuân thủ các quy tắc và thu thập bằng chứng trong các cuộc điều tra khác, các cơ quan tuyên bố. 

"Các hành động ngày nay - cả về các công ty liên quan và quy mô của các hình phạt được đưa ra - nhấn mạnh tầm quan trọng của các yêu cầu lưu trữ hồ sơ: chúng là bất khả xâm phạm. Nếu có cáo buộc về hành vi sai trái, chúng tôi phải có khả năng kiểm tra sổ sách và hồ sơ của công ty," ông Gurbir Grewal, giám đốc Bộ phận thực thi của SEC giải thích. 

SEC cho biết các vi phạm đã xảy ra ở tất cả 16 công ty và liên quan đến nhân viên ở nhiều cấp, bao gồm các nhà giao dịch và nhân viên ngân hàng đầu tư cấp cao và cấp dưới.

Trong một chiến thắng lớn về phía SEC và CFTC, các tổ chức đã thừa nhận vi phạm luật liên bang, mặc dù Bank of America và Nomura không thừa nhận cũng không phủ nhận các khía cạnh kết quả điều tra của CFTC. 

Các tổ chức, đã hợp tác với cuộc điều tra và bắt đầu thực hiện nhiều cải tiến mới đối với chính sách và thủ tục tuân thủ của họ, SEC cho biết.

Các tổ chức ở Phố Wall trong nhiều năm đã phải vật lộn để ngăn chặn việc sử dụng thiết bị cá nhân tại nơi làm việc - thường là cấm hoàn toàn khỏi các sàn giao dịch - nhưng vấn đề trở nên khó khăn hơn khi nhân viên và đối tác phải làm việc tại nhà trong thời gian xảy ra đại dịch.

Theo Ủy viên CFTC Christy Goldsmith Romero, nhân viên đã sử dụng các ứng dụng cá nhân để trốn tránh sự giám sát, đôi khi theo chỉ đạo của các giám đốc điều hành cấp cao, những người biết họ đang vi phạm chính sách ngân hàng nhưng muốn làm xáo trộn thông tin liên lạc giao dịch. Trong một ví dụ được trích dẫn bởi văn phòng của bà Romero, nhân viên Bank of America đã sử dụng WhatsApp để nói chuyện với một nhà giao dịch, viết: "Chúng tôi sử dụng WhatsApp mọi lúc nhưng sẽ xoá bỏ các cuộc trò chuyện.” Người đứng đầu bộ phận giao dịch cũng thường hướng dẫn các nhà giao dịch xóa tin nhắn trên thiết bị cá nhân và sử dụng Signal, bao gồm cả trong quá trình thăm dò của CFTC. Trong một ví dụ khác, một nhà giao dịch tại Nomura đã xóa các tin nhắn, trong đó có các tuyên bố buộc tội về giao dịch, sau khi CFTC gửi yêu cầu bảo quản tài liệu. 

"Những người chọn tham gia vào thị trường tài chính Hoa Kỳ cần chú ý: thời đại của các phương thức làm việc ‘sau lưng’ nay đã qua", Uỷ viên Romero khẳng định trong một tuyên bố.

Xem thêm

Boeing nộp phạt 200 triệu USD vì cáo buộc đánh lừa nhà đầu tư

Boeing nộp phạt 200 triệu USD vì cáo buộc đánh lừa nhà đầu tư

Boeing Co sẽ phải trả 200 triệu USD để giải quyết các cáo buộc dân sự của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ về việc họ đã đánh lừa các nhà đầu tư về chiếc 737 MAX, đã được khởi động trở lại trong 20 tháng sau hai vụ tai nạn giết chết 346 người.

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…