Không muốn bị Google “thâu tóm”, công ty an ninh mạng Wiz quyết tìm đường tự IPO

Trong một diễn biến bất ngờ, công ty an ninh mạng Wiz đã thẳng thừng từ chối lời đề nghị mua lại trị giá 23 tỷ USD của Alphabet, thay vào đó lựa chọn theo đuổi con đường IPO...

Không muốn bị Google “thâu tóm”, công ty an ninh mạng Wiz quyết tìm đường tự IPO

Công ty khởi nghiệp về an ninh mạng Wiz đã từ chối lời đề nghị mua lại trị giá 23 tỷ USD từ Alphabet - công ty mẹ của Google. Động thái này đã chấm dứt một kế hoạch lẽ ra sẽ là thương vụ mua lại lớn nhất trong lịch sử của Alphabet.

Trong một bản ghi chú nội bộ mà CNBC thu thập được, nhà đồng sáng lập Wiz Assaf Rappaport cho biết công ty sẽ tiến hành IPO thay vì đồng ý với thoả thuận với Alphabet. “Mặc dù cảm thấy rất vinh dự trước những lời đề nghị đã nhận được, nhưng chúng tôi đã chọn tiếp tục con đường xây dựng Wiz theo tầm nhìn của mình”, ông Rappaport chia sẻ.

Cũng theo bản ghi chú, song song với dự định IPO, Wiz sẽ tập trung vào việc đạt doanh thu thường niên 1 tỷ USD trong thời gian tới. Đây đều là những mục tiêu mà công ty đã đề ra trước khi đàm phán với Alphabet.

Wiz là đơn vị cung cấp các giải pháp bảo mật dựa trên đám mây cho khách hàng doanh nghiệp; do đó Alphabet coi việc mua lại Wiz có thể giúp nâng công ty lên vị thế tốt hơn để cạnh tranh với các tên tuổi lớn khác như Microsoft và Amazon.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các cơ quan quản lý chống độc quyền đang ngày càng để tâm nhiều hơn đến các giao dịch của Big Tech, và theo CNBC báo cáo, cả các lo ngại về chống độc quyền và nhà đầu tư đều lý do cho việc Wiz từ bỏ thỏa thuận.

Với sự giám sát ngày càng tăng trong các vụ mua lại của Big Tech, đặc biệt khi liên quan đến các doanh nghiệp đứng đầu thị trường như Alphabet, thỏa thuận này có thể phải đối mặt với vô số khó khăn và thách thức đáng kể từ các nhà chức trách.

Alphabet hiện đang vướng vào nhiều vụ kiện với Bộ Tư pháp Mỹ, trong đó cáo buộc công ty lạm dụng vị thế thống trị của mình trong tìm kiếm và quảng cáo kỹ thuật số.

Ngoài ra, ban lãnh đạo của Wiz tin rằng IPO sẽ cho phép Wiz giữ quyền kiểm soát cho tương lai của mình, đồng thời cung cấp nguồn vốn cần thiết để thúc đẩy đổi mới và mở rộng hơn nữa mà không ảnh hưởng đến tầm nhìn của công ty.

Quyết định từ chối lời đề nghị “béo bở” của Alphabet là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy các kế hoạch đầy tham vọng của công ty trong tương lai.

Kể từ khi thành lập vào năm 2020, Wiz đã đạt được nhiều bước tiến đáng kể, nhanh chóng khẳng định vị thế dẫn đầu trong thị trường bảo mật đám mây. Các công cụ sáng tạo của công ty đã thu hút một lượng lớn khách hàng, bao gồm 40% các công ty thuộc nhóm Fortune 100.

Một số thương vụ mua lại mang tính chiến lược của Wiz, chẳng hạn như Gem Security và Raftt, tiếp tục nâng cao các dịch vụ bảo mật toàn diện, củng cố vị thế của công ty trên thị trường và mở đường cho một IPO được kỳ vọng sẽ thành công.

Quyết định theo đuổi IPO của Wiz được dự đoán sẽ thu hút sự chú ý đáng kể từ các nhà đầu tư và nhà phân tích thị trường.

Trước đây, Wiz đã dự định về một kế hoạch IPO khi đạt được các cột mốc tài chính cụ thể. Mục tiêu này giờ đây sắp đạt được ra khi công ty tiếp tục mở rộng cơ sở khách hàng và dòng doanh thu.

Đối với Alphabet và Google, thất bại trong thương vụ mua lại Wiz là một sự lùi bước đáng kể. Sự quan tâm của Alphabet đối với Wiz là một phần trong chiến lược rộng lớn hơn nhằm củng cố danh mục đầu tư an ninh mạng, giải quyết các mối đe dọa an ninh mạng lớn và nâng cao dịch vụ cho Google Cloud.

Trước đó, Alphabet đã thành công trong việc mua lại Mandiant với giá 5,4 tỷ USD và Siemplify với giá 500 triệu USD.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Ngành du lịch Mỹ đang chao đảo khi lượng khách quốc tế sụt giảm mạnh do căng thẳng chính trị, chính sách nhập cư khắt khe và các rào cản visa, khiến nhiều điểm đến và doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ thất thu nghiêm trọng trong mùa cao điểm…

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…