Lãi suất cao thúc đẩy lợi nhuận cho các ngân hàng Mỹ

Các ngân hàng lớn của Mỹ cho biết, lãi suất cao hơn đã thúc đẩy cho lợi nhuận mặc dù nền kinh tế đang chậm lại và người tiêu dùng có dấu hiệu thận trọng hơn…

Bên ngoài trụ sở chính của JPMorgan Chase tại New York, Mỹ
Bên ngoài trụ sở chính của JPMorgan Chase tại New York, Mỹ

Báo cáo thu nhập mới đây của JPMorgan, Wells Fargo và Citigroup đều cho thấy mức lãi suất cao hơn của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã có những tác động tích cực tới lợi nhuận của ngân hàng, cùng với đó là một thị trường làm việc sôi động đã hạn chế bớt tình trạng chậm thanh toán khoản vay.

JPMorgan, Citigroup và Wells Fargo là những ngân hàng cho vay lớn thứ nhất, thứ ba và thứ tư của Mỹ.

JPMorgan báo cáo lợi nhuận quý 3/2023 đạt 13,2 tỷ USD, tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu của ngân hàng cũng tăng 22%, lên 39,9 tỷ USD. Yếu tố đóng góp chính thúc đẩy lợi nhuận của JPMorgan là lợi nhuận ròng từ lãi suất (NII).

Citi ghi nhận lợi nhuận đạt 3,5 tỷ USD, tăng 2%, trong khi doanh thu tăng 9% lên 20,1 tỷ USD. Kết quả kinh doanh của Citi hưởng lợi từ NII.

Đối với Wells Fargo, lợi nhuận quý 3 đã tăng 61%, lên 5,8 tỷ USD và doanh thu thêm 6,6%, lên 20,9 tỷ USD. Lợi nhuận của ngân hàng này khả quan thêm cũng bởi NII.

Eric Kuby, giám đốc đầu tư của North Star Investment Management Corp cho biết: “Những gì bạn đang thấy là các ngân hàng lớn với hoạt động kinh doanh thực sự đa dạng có thu nhập khá tốt".

Tuy nhiên, nhiều giám đốc điều hành ngân hàng tiết lộ, họ không coi mức NII hiện tại là bền vững. Giám đốc điều hành JPMorgan Jamie Dimon lưu ý, kết quả dù được hưởng lợi từ “thu nhập vượt mức” trên NII nhưng điều đó sẽ bình thường hóa theo thời gian.

JPMorgan Chase, Wells Fargo, Citi đều báo cáo lượng tiền gửi trung bình giảm. Các ngân hàng nhấn mạnh rằng tăng trưởng chi tiêu hiện đã quay trở lại mức trước đại dịch khi người tiêu dùng bắt đầu cạn tiền tiết kiệm và cũng một phần do đó mà họ tỏ ra thận trọng hơn.

Theo chia sẻ của Citigroup, mức độ nợ quá hạn vẫn thấp so với mức lịch sử, nhưng họ dành nhiều tiền hơn để trang trải các khoản vay khó trả.

Các giám đốc điều hành ngân hàng cũng nhắc lại những lo ngại rằng các quy định về vốn mới được đề xuất vào tháng 7 có thể hạn chế hoạt động cho vay và khiến họ phải rời bỏ một số dịch vụ.

Tuy nhiên, triển vọng không tiêu cực như một số ngân hàng nghĩ trước đây. JPMorgan Chase cho biết, các nhà kinh tế của ngân hàng đã điều chỉnh triển vọng nền kinh tế thành mức tăng trưởng khiêm tốn trong một vài quý tới thay vì một cuộc suy thoái nhẹ.

CEO JPMorgan Jamie Dimon nhấn mạnh rằng tình hình tài chính của người tiêu dùng và các doanh nghiệp Mỹ nhìn chung vẫn mạnh mẽ, mặc dù người tiêu dùng hạn chế chi tiêu các khoản dự phòng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Mỹ công bố áp thuế 25-40% với nhiều nước

Mỹ công bố áp thuế 25-40% với nhiều nước

Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã đưa ra tuyên bố về việc nhiều quốc gia sẽ phải đối mặt với mức thuế nhập khẩu cao theo hình thức "áp thuế đồng loạt", có hiệu lực từ ngày 1/8 tới...

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…