Liên Hợp Quốc cảnh báo khẩn về sự trở lại của hiện tượng El Nino

Theo cảnh báo của các chuyên gia, những sự kiện thời tiết cực đoạn liên quan đến hiện tượng khí hậu El Nino có thể tác động nghiêm trọng đời sống và sinh kế của người dân…

Cơ quan thời tiết của Liên Hợp Quốc mới đây đã cảnh báo về sự trở lại của hiện tượng khí hậu El Nino, có khả năng mở đường cho mức tăng đột biến trong nhiệt độ toàn cầu và các điều kiện thời tiết khắc nghiệt như lũ lụt, cháy rừng, bão và các thảm họa thiên nhiên khác.

Hệ thống Dao động Nam El Nino, bao gồm El Nino và La Nina là hai trạng thái biến động trái ngược trong hệ thống khí hậu của Trái đất, có thể gây ra những hậu quả đáng kể đối với thời tiết, cháy rừng, hệ sinh thái và nền kinh tế trên toàn thế giới.

El Nino — có nghĩa là “cậu bé” trong tiếng Tây Ban Nha — được biết đến là sự nóng lên của nhiệt độ mặt nước biển, một mô hình khí hậu tự nhiên xảy ra trung bình hai đến bảy năm một lần.

Hiện tượng El Nino được công bố khi nhiệt độ nước biển ở vùng nhiệt đới phía đông Thái Bình Dương tăng 0,5 độ C trên mức trung bình dài hạn. Các đợt thường kéo dài từ 9 đến 12 tháng.

Năm nóng nhất từng được ghi nhận đến nay, 2016, bắt đầu với hiện tượng El Nino mạnh mẽ làm gia tăng nhiệt độ toàn cầu.

Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) ước tính, có 90% khả năng hiện tượng El Nino sẽ kéo dài đến nửa cuối năm nay và được dự đoán là có cường độ ở mức vừa phải trở lên.

Tổ chức kêu gọi các chính phủ trên toàn cầu chuẩn bị và lên kế hoạch thực hiện ngay các giải pháp ứng phó cụ thể để giúp bảo vệ cuộc sống và sinh kế của người dân. 

“Sự trở lại của El Nino trong năm nay sẽ có khả năng phá vỡ các kỷ lục về nhiệt độ, dẫn đến tình trạng thời tiết cực đoan hơn ở nhiều nơi trên thế giới. Tuyên bố về El Nino của WMO là tín hiệu để các chính phủ trên toàn thế giới huy động biện pháp ứng phó, hạn chế tác động đối với sức khỏe, hệ sinh thái và nền kinh tế của toàn cầu”, ông Petteri Taalas, tổng thư ký của WMO cho biết. 

 El Niño

Theo TS. Christopher Callahan của trường Đại học Mỹ Dartmouth nhận định: “Có những hậu quả tiêu cực lớn đối với tăng trưởng kinh tế khi thời tiết trở nên khắc nghiệt hơn”. TS. Callahan đưa ra ví dụ về khoản thiệt hại thu nhập toàn cầu lên tới 5,7 nghìn tỷ USD trong thời điểm El Nino 1997-98 và 4,1 nghìn tỷ USD trong giai đoạn El Nino 1982-1983.

Một số nghiên cứu lưu ý, các quốc gia có thể vẫn phải chịu các tác động tiêu cực kéo dài nhiều năm ngay cả khi tình trạng khí hậu này kết thúc. Điều đó chắc chắn bao gồm cả ảnh hưởng đến giá thực phẩm và hàng hoá. Theo một báo cáo gần đây của Deutsche Bank, giá thực phẩm cao hơn là một vấn đề phổ biến trong các thời điểm diễn ra El Nino.

Bên cạnh đó, những thay đổi bất ngờ về thời tiết có thể tác động tiêu cực cả đến lĩnh vực bán lẻ. “Mặc dù không nhà bán lẻ nào muốn đổ lỗi cho thời tiết vì nó được coi là cái cớ, nhưng thời tiết cực kỳ quan trọng đối với hầu hết các cửa hàng bán lẻ, đặc biệt là quần áo và hàng hóa theo mùa”, ông Simeon Siegel, chuyên gia phân tích tại BMO Capital Markets cho biết. 

Lĩnh vực du lịch và lữ hành cũng là một trong số những ngành chịu áp lực bởi tình hình El Nino. Theo một nghiên cứu năm 2021 trên tạp chí khoa học Khí quyển của Mỹ, các sự kiện thời tiết bất thường đã dẫn tới mức sụt giảm nghiêm trọng ở nhiều địa điểm du lịch chủ chốt.

Thực trạng hiện nay cũng khiến các công ty hàng không “đau đầu”, bởi họ vốn đang phải vật lộn với tình trạng hủy chuyến và gián đoạn liên quan đến thời tiết. Theo Cục Hàng không Liên bang Mỹ, thời tiết khắc nghiệt là nguyên nhân lớn nhất gây ra sự chậm trễ chuyến bay.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…

Donald Trump đe áp thuế nặng, Trung Quốc và Mexico phản ứng ra sao?

Donald Trump đe áp thuế nặng, Trung Quốc và Mexico phản ứng ra sao?

Trong khi Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum và Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã có một cuộc trò chuyện nhằm xoa dịu các căng thẳng, thì phía Trung Quốc lại gay gắt chỉ trích đề xuất áp thuế và cảnh báo nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến thương mại mới giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới…

"Trump 2.0": Những cú "quay xe" bất ngờ

"Trump 2.0": Những cú "quay xe" bất ngờ

Chuẩn bị quay lại Nhà trắng lần thứ 2, ông Trump vẫn giữ những quan điểm cứng rắn: Tăng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu, trục xuất di dân... Nhưng ở một số lĩnh vực, Trump 2.0 có thể sẽ rất khác so với Trump 1.0.