Mexico có số giờ làm việc hàng năm cao nhất trong các nước OECD

So sánh số giờ làm việc của người dân trong các nước khác nhau có thể cung cấp cái nhìn tổng thể về quy định làm việc theo văn hóa, năng suất kinh tế và thậm chí các quy định lao động...
số giờ làm việc

Số giờ làm việc trên đều dựa trên năm 2021 (mới nhất có sẵn), trừ Colombia, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, được cập nhật đến năm 2020. Đứng đầu danh sách là Mexico, nơi mỗi công nhân trung bình làm việc hơn 2.000 giờ mỗi năm. Điều này phản ánh động lực lao động của đất nước này, thường xuyên làm việc 6 ngày một tuần.

Có một quốc gia khác vượt qua mức 2.000 giờ làm việc hàng năm trên mỗi công nhân, đó là Costa Rica. Dù có số giờ làm việc nhiều nhưng nước này thường xuyên đứng đầu về chỉ số hạnh phúc HPI của Diễn đàn Kinh tế Thế giới. HPI là một chỉ số đo lường sự hiểu biết, tuổi thọ và mức sống.

Nhìn vào phần cuối danh sách, hai quốc gia làm việc ít giờ nhất là Đức và Đan Mạch. Điều này phản ánh quy định lao động mạnh mẽ và sự nhấn mạnh về cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân ở các nước này.

Ví dụ: Đức có luật giờ làm việc (Arbeitszeitgesetz) quy định rằng mỗi ngày làm việc không được vượt quá 8 giờ.

Giảm số giờ làm việc không có nghĩa là quốc gia đó trở nên ít năng suất hơn. Đức nổi tiếng với các ngành công nghiệp có giá trị cao như ô tô và dược phẩm, nơi robot và các công nghệ khác có thể tăng năng suất mạnh mẽ.

Điều này được chứng minh bằng GDP hàng đầu đầu người khi Đức đã tăng trưởng đáng kể kể từ năm 2000.

Giới hạn của dữ liệu này là việc tổng hợp cả công nhân làm việc toàn thời gian và bán thời gian, có nghĩa là trong một quốc gia như Nhật Bản, nơi gần 40% lực lượng lao động làm việc bán thời gian, hợp đồng,... thì  con số trung bình có thể bị sai lệch.

Nhật Bản nổi tiếng với văn hóa văn phòng áp lực và có thể nhiều công nhân làm việc nhiều giờ hơn nhiều so với con số 1.607 được báo cáo.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Lửa chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã lan đến Phố Tàu New York

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Lửa lan tới "Phố Tàu" New York

Tuần trước, một gói bánh gạo tại cửa hàng tạp hóa Sun Vin trên phố Mulberry ở khu phố Tàu của New York có giá 4,99 USD. Nhưng sự leo thang của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã khiến các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đắt đỏ hơn nhiều. Hiện tại, loại bánh quy này có mức giá mới: 6,99 USD...

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Các nhà sáng tạo nội dung Trung Quốc, tự xưng là đơn vị sản xuất cho hàng loạt thương hiệu xa xỉ, đã nhanh chóng tạo nên một làn sóng “trả đũa” trên TikTok khi chào bán các sản phẩm “dupe” giá rẻ như một phản ứng trước thuế quan của Mỹ đối với quốc gia này…

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Từ Apple và Boeing đến Nike và Starbucks và cả Tesla đều đang trở thành nạn nhân trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi Trung Quốc có những quyết định cứng rắn với hoạt động của các ông lớn này tại thị trường quan trọng nhất của họ...