Mexico có số giờ làm việc hàng năm cao nhất trong các nước OECD

So sánh số giờ làm việc của người dân trong các nước khác nhau có thể cung cấp cái nhìn tổng thể về quy định làm việc theo văn hóa, năng suất kinh tế và thậm chí các quy định lao động...
số giờ làm việc

Số giờ làm việc trên đều dựa trên năm 2021 (mới nhất có sẵn), trừ Colombia, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, được cập nhật đến năm 2020. Đứng đầu danh sách là Mexico, nơi mỗi công nhân trung bình làm việc hơn 2.000 giờ mỗi năm. Điều này phản ánh động lực lao động của đất nước này, thường xuyên làm việc 6 ngày một tuần.

Có một quốc gia khác vượt qua mức 2.000 giờ làm việc hàng năm trên mỗi công nhân, đó là Costa Rica. Dù có số giờ làm việc nhiều nhưng nước này thường xuyên đứng đầu về chỉ số hạnh phúc HPI của Diễn đàn Kinh tế Thế giới. HPI là một chỉ số đo lường sự hiểu biết, tuổi thọ và mức sống.

Nhìn vào phần cuối danh sách, hai quốc gia làm việc ít giờ nhất là Đức và Đan Mạch. Điều này phản ánh quy định lao động mạnh mẽ và sự nhấn mạnh về cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân ở các nước này.

Ví dụ: Đức có luật giờ làm việc (Arbeitszeitgesetz) quy định rằng mỗi ngày làm việc không được vượt quá 8 giờ.

Giảm số giờ làm việc không có nghĩa là quốc gia đó trở nên ít năng suất hơn. Đức nổi tiếng với các ngành công nghiệp có giá trị cao như ô tô và dược phẩm, nơi robot và các công nghệ khác có thể tăng năng suất mạnh mẽ.

Điều này được chứng minh bằng GDP hàng đầu đầu người khi Đức đã tăng trưởng đáng kể kể từ năm 2000.

Giới hạn của dữ liệu này là việc tổng hợp cả công nhân làm việc toàn thời gian và bán thời gian, có nghĩa là trong một quốc gia như Nhật Bản, nơi gần 40% lực lượng lao động làm việc bán thời gian, hợp đồng,... thì  con số trung bình có thể bị sai lệch.

Nhật Bản nổi tiếng với văn hóa văn phòng áp lực và có thể nhiều công nhân làm việc nhiều giờ hơn nhiều so với con số 1.607 được báo cáo.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…