Món ăn biểu tượng của Singapore lần đầu tiên đối mặt với khủng hoảng nguồn cung

"Cuộc khủng hoảng cơm gà" chỉ là dấu hiệu mới nhất của tình trạng thiếu lương thực đang diễn ra trên toàn thế giới. Việc Nga tấn công Ukraine, các vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng vì Covid-19 và thời tiết khắc nghiệt đều góp phần gây ra tình trạng thiếu hụt lương thực và giá cả tăng cao.
Món ăn biểu tượng của Singapore lần đầu tiên đối mặt với khủng hoảng nguồn cung

Mohammad Jalehar là một thiếu niên vào những năm 1990 khi tình trạng thiếu lương thực và nước uống ở Singapore trở nên tồi tệ. "Bất cứ khi nào chính phủ Singapore gặp vấn đề với Malaysia, chúng tôi được thông báo rằng sẽ không còn thịt, cá hoặc rau từ Malaysia. Nước thậm chí cũng sẽ bị cắt", ông nói. Và nay ở độ tuổi 50, người đang ông bán cơm gà tại một khu chợ ướt ở quận Bedok South cảm thấy như lịch sử đang lặp lại.

Trong nhiều thập kỷ, Singapore, một đảo quốc giàu có về tài chính nhưng thiêú hụt về đất đai, đã phụ thuộc vào nước láng giềng gần nhất là Malaysia cho một phần ba lượng gia cầm nhập khẩu của mình. Hàng tháng, khoảng 3,6 triệu con gà sống chủ yếu được xuất khẩu sang Singapore, sau đó được giết mổ và ướp lạnh.

Tuy nhiên, Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob tuần trước đã công bố các biện pháp quyết liệt: nước ông sẽ cấm xuất khẩu thịt gà sống sang Singapore từ tháng 6 trong nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu hụt trong nước khiến giá cả tăng vọt.

Lệnh cấm dự kiến ​​sẽ ảnh hưởng nặng nề đến người dân Singapore, đặc biệt là vì món ăn quốc dân trên thực tế của đảo quốc là cơm gà - và những người yêu ẩm thực khẳng định rằng việc thay thế thịt tươi bằng thịt đông lạnh đơn giản là khó có thể tưởng tượng được. 

Trong khi chính phủ Singapore đảm bảo sẽ vẫn còn nhiều thịt gà để xuất chuồng, các thương nhân cho biết giá gia cầm chắc chắn sẽ tăng mạnh. Hiện tại, các thương nhân trả 3 USD cho một con gà nguyên con, nhưng họ dự đoán giá sẽ tăng lên 4-5 USD khi nguồn dự trữ giảm dần. 

“Mỗi cú véo đều đau. Các nhà cung cấp đang yêu cầu chúng tôi chuẩn bị tinh thần cho mức giá cao hơn. Một con gà bây giờ có thể chỉ đắt hơn 1 USD, nhưng tôi sẽ lấy đâu ra số tiền bù ra cho 100 con? Liệu khách hàng của tôi có chấp nhận thêm chi phí không?", ông Jalehar buồn phiền nói.

Mohammad Jalehar
Ông Mohammad Jalehar và vợ tại quầy cơm gà của mình ở khu chợ Bedok South.

"Cuộc khủng hoảng cơm gà", như người ta đã đặt tên cho nó, chỉ là dấu hiệu mới nhất của tình trạng thiếu lương thực đang diễn ra trên toàn thế giới. Việc Nga tấn công Ukraine, các vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng vì Covid-19 và thời tiết khắc nghiệt đều góp phần gây ra tình trạng thiếu hụt lương thực và đẩy giá cả tăng cao.

Tại Hoa Kỳ, châu Á và châu Phi, tình trạng thiếu khoai tây đã khiến các nhà hàng thức ăn nhanh cạn kiệt các sản phẩm như khoai tây chiên. Tại Malaysia, chi phí thức ăn gia tăng đã khiến giá gà tăng vọt trong những tháng gần đây và các nhà bán lẻ đã giảm doanh số để đáp ứng.

Với những con gà sống cuối cùng từ Malaysia đến Singapore để giết mổ vào 31/5, đảo quốc sư tử hiện đang phải vật lộn với sự thiếu hụt tại địa phương, có thể kéo dài trong nhiều tháng. Những người bán gà ở Singapore cho biết trong tuần này, nhiều khách hàng đã vội vã mua số lượng lớn, nhưng những người bán phải đối mặt với tình trạng thiếu hàng trong khi cố gắng bổ sung nguồn hàng của họ.

Một người bán gà lớn tuổi có tên là Ah Ho và con trai ông Thomas, 58 tuổi, cho biết giá gà đã ở mức cao từ khá lâu. Ông Ho nói: “Việc kinh doanh thịt gà đã gặp thách thức trong nhiều tháng qua nên nó không có gì mới mẻ đối với chúng tôi.”

Gian hàng gà của họ đã hết hàng, thậm chí những mặt hàng ít phổ biến hơn như mề gà cũng đã được bán hết. Thomas nói: “Số phận của chúng tôi nằm trong tay các nhà cung cấp và họ sẽ tăng giá bao nhiêu để thu lợi nhuận”.

gia cầm

Đối với hai cha con, những người đã kinh doanh hơn ba thập kỷ, để tồn tại trong công việc kinh doanh luôn là khó khăn - nhưng giờ đây nó còn khó khăn hơn nữa. 

Thomas nói: “Không ai biết điều gì sẽ xảy ra trong tháng tới, hay sự thiếu hụt này sẽ tiếp diễn trong bao lâu nhưng nếu tồi tệ nhất, thì cuối cùng có lẽ đã đến lúc chúng tôi phải đóng cửa hàng.”

Cuộc ‘khủng hoảng cơm gà'

Nỗi lo thiếu gà cũng thể hiện rõ qua vô số hàng dài xếp hàng chật chội tại các quán cơm gà trên khắp Singapore.

Chủ quán cơm gà Hải Nam Tian Tian, ​​một trong những quán ăn nổi tiếng nhất của đất nước, cho biết trong khi tiếp tục phục vụ cơm gà, họ sẽ ngừng phục vụ các món gà khác nếu không đảm bảo được thịt tươi.

cơm gà

Tại gian hàng Cơm gà không xương Katong Mei Wei, một điểm đến nổi tiếng khác của những tín đồ ẩm thực, những khách hàng trung thành như Lucielle Tan đã phải thưởng thức hết mức món gà yêu thích trước khi tình hình thay đổi. "Phải tận hưởng nó trong khi chúng ta có thể,” ông Tan thừa nhận. 

Mặc dù giải pháp ngắn hạn có thể là nhập khẩu nhiều thịt gà đông lạnh hơn từ các nước như Thái Lan và Brazil, nhưng đối với những người bán cơm gà trên khắp Singapore, đó đơn giản không phải là một lựa chọn.

"Gà đông lạnh? Bạn mong đợi chúng tôi nấu cơm gà bằng cách sử dụng gà đông lạnh? Nó sẽ không thể ngon đúng ý và sẽ làm ảnh hưởng đến giá trị của món ăn quốc dân tại Singapore“, một người bán cơm gà lâu năm nói. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…