Muốn hạn chế thua lỗ, Uber bán công ty phát triển hệ thống tự lái cho Aurora?

Công ty khởi nghiệp Aurora đang tiến hành các thoả thuận để mua lại Advance Technologies Group - một công ty con hoạt động của Uber, hoạt động trong lĩnh vực phát triển công nghệ tự lái.
Muốn hạn chế thua lỗ, Uber bán công ty phát triển hệ thống tự lái cho Aurora?

Aurora Innovation - một trong những đối thủ cạnh tranh của Uber đã lên kế hoạch mua lại công ty phát triển hệ thống tự lái Advanced Technologies Group (ATG) của Uber. Thỏa thuận mua bán này dự kiến  hoàn thành vào quý I/2021. Theo giới thạo tin, Aurora có thể bỏ ra khoảng 4 tỷ USD để mua ATG. Trước đó, ATG được định giá lên tới 7,25 tỷ USD vào tháng 4 năm 2019 sau khi được Softbank, Denso và Toyota mua cổ phần.

Giám đốc điều hành Uber, Dara Khosrowshahi sẽ tham gia vào HĐQT của công ty này sau thương vụ trên. Bản thân Uber cũng sẽ đầu tư 400 triệu USD vào Aurora.

Sau thương vụ, các nhà đầu tư của Uber và ATG dự kiến sở hữu 40% cổ phần của Aurora, theo một hồ sơ quy định kèm thỏa thuận. Riêng Uber sẽ nắm giữ 26% cổ phần. 

“Với việc bổ sung thêm ATG, Aurora sẽ có một đội ngũ và công nghệ cực kỳ mạnh mẽ, một con đường rộng mở đến các thị trường và một nguồn lực để phục vụ,” Chris Urmson, nhà đồng sáng lập, CEO của Aurora cho biết. “Nói một cách đơn giản, Aurora sẽ là công ty nắm giữ vị trí tốt nhất để cung cấp các sản phẩm tự lái cần thiết để giúp quá trình vận chuyển và hậu cần an toàn, dễ tiếp cận và ít tốn kém hơn”.

“Hiện không có nhiều công nghệ hứa hẹn cải thiện cuộc sống của con người bằng phương tiện giao thông an toàn, dễ tiếp cận và thân thiện với môi trường như phương tiện tự lái. Trong 5 năm qua, đội ngũ phi thường của chúng tôi tại ATG đã đi đầu trong nỗ lực này và khi hợp lực với Aurora, họ có được những lợi thế giúp thực hiện lời hứa đó nhanh hơn nữa", Dara Khosrowshahi nhận xét. 

Aurora được hỗ trợ bởi Hyundai, Amazon và các công ty liên doanh lớn bao gồm Greylock và Sequoia. TechCrunch lần đầu tiên đưa tin vào tháng 11 rằng hai công ty đang đàm phán về ATG.

Năm 2016, người đồng sáng lập và cựu Giám đốc điều hành của Uber, Travis Kalanick từng nhận định, ông tin rằng thế giới sẽ sớm chuyển sang các phương tiện tự lái, do đó việc đẩy mạnh đầu tư là thực sự cần thiết. ATG từng được kỳ vọng là “cuộc chơi” lâu dài của Uber, nhưng đơn vị này đã phải trải qua những thách thức về tính an toàn cũng như để lại mức chi phí cao. Trong suốt một năm trải qua đại dịch, Uber đã nỗ lực để hạn chế thua lỗ trong hoạt động kinh doanh dịch vụ gọi xe, kiểm soát chi phí kinh doanh - bao gồm cả những đợt cắt giảm nhân sự lớn vào mùa xuân - và phát triển hoạt động kinh doanh giao hàng.

Đầu năm nay, Uber đã gây tranh cãi khi chuyển Jump - công ty con chuyên chia sẻ xe đạp điện cho Lime - một công ty di động vi mô khác mà Uber đã đầu tư. Trước đó, Uber đã mua lại toàn bộ Jump vào năm 2018 với mục đích điều hành và phát triển thương hiệu đó một cách độc lập.

Nguồn: CNN

Xem thêm

Toyota sẽ ra mắt công nghệ tự lái cho dòng xe thương mại

Toyota sẽ ra mắt công nghệ tự lái cho dòng xe thương mại

Ngày 17/12 ông James Kuffner - Giám đốc Viện nghiên cứu và phát triển nâng cao của Toyota (TRI-AD), đã xác nhận thông tin về việc Toyota sẽ ra mắt dòng xe ôtô tự lái "cấp độ 2" đầu tiên của mình, có khả năng tự lái trên đường quốc lộ.

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...