Ngã rẽ cuộc đời của doanh nhân nghìn tỷ Khải Silk

Doanh nhân Khải Silk được mọi người biết đến khi ghi dấu ấn ở nhiều mảng kinh doanh. Thế nhưng, có lẽ ít người biết rằng ngã rẽ cuộc đời của vị doanh nhân lại xuất phát từ quyết định đi ngược lại định
Ngã rẽ cuộc đời của doanh nhân nghìn tỷ Khải Silk

Doanh nhân Hoàng Khải - Ông chủ hãng tơ lụa nổi tiếng Khải Silk, đồng thời cũng là nhân vật được công chúng biết tới ở nhiều lĩnh vực như vai trò giám khảo chương trình “Vua đầu bếp 2015-MasterChef”, ông chủ khối tài sản nghìn tỷ từ các nhà hàng sang trọng khắp Việt Nam tới tòa lâu đài trắng Tajmasago hay TTTM Saigon Paragon trị giá hàng trục triệu đô la ở Phú Mỹ Hưng hay chuỗi cửa hàng Phở đình đám...

Ngã rẽ cuộc đời

Hoàng Khải là chàng trai Hà Nội gốc nên ngay từ sớm ông đã được tiếp xúc với môi trường kinh doanh, buôn bán tấp nập ở những con phố cổ bởi gia đình ông ở phố Hàng Gai. Và dĩ nhiên, ông cũng được tiếp xúc với nền giáo dục tiên tiến chốn Hà thành. Vì thế, ngày còn nhỏ, cha của ông từng khuyến khích và định hướng ông theo học lĩnh vực âm nhạc.

Cửa hàng Khải Silk tại InterContinental Danang Sun Peninsula Resort

Nói về quãng thời gian học âm nhạc, doanh nhân Hoàng Khải chia sẻ: “Ngày trước tôi đã học 16 năm đàn nhạc ở Nhạc viện Hà Nội nhưng không có lòng đam mê và thiếu nhiệt huyết thế nên thành công đã vượt ra khỏi tầm tay và lúc đó tôi đã quyết định chuyển sang làm kinh doanh khi mới 24 tuổi.”

Vốn là con trai cả trong gia đình 3 anh em trai, ông Khải sớm phụ giúp bố mẹ, chuyển việc kinh doanh của gia đình từ cửa hàng thêu thành cửa hàng chuyên bán hàng lưu niệm làm từ tơ lụa cho khách du lịch khi đến Hà Nội.

Năm 17 tuổi Hoàng Khải đã giúp mẹ trong việc kinh doanh của gia đình với cửa hàng nhỏ tại số 96 phố Hàng Gai, Hà Nội. Lúc đầu, cửa hàng chuyên bán hàng cho những chuyên gia nước ngoài làm việc tại nhà máy giấy Bãi Bằng.

Vị doanh nhân này cũng đã từng tiết lộ, khi còn nhỏ ông rất thích học tiếng Anh và tiếng Pháp, ông từng đạp xe tới trường Bách Khoa để học thêm, vì thế, việc giao du kết bạn với người nước ngoài từ hồi còn trẻ là một cơ duyên đến với kinh doanh của ông.

Trong một dịp được ra nước ngoài, thấy được sự phát triển của các nước như Thái Lan, Singapore, ông Khải muốn xây dựng cửa hàng tơ lụa của gia đình trở nên bài bản, sang trọng hơn.

Khai sinh ra phố tơ lụa Hàng Gai

Năm 25 tuổi, ông quyết định bỏ học Nhạc viện và thành lập cửa hàng Khải Silk đầu tiên trên phố Hàng Gai. Là người đi tiên phong, Khải Silk nhanh chóng gặt hái thành công kéo theo sự phát triển cho khu phố Hàng Gai, Hàng Bông khi thành nơi tập trung nhiều cửa hàng lưu niệm tơ lụa tại Hà Nội.

Sau đó, nhờ làm ăn buôn bán phát triển, nhiều cửa hàng tơ lụa và đồ lưu niệm khác được mọc lên dọc phố Hàng Gai và Hàng Bông. Nhiều người cho rằng Hoàng Khải chính là người khai sinh ra phố tơ lụa Hàng Gai như ngày nay.

"Bước ngoặt này đã cho tôi thấy mình lại có đầy nhiệt huyết, lòng đam mê. Cũng còn may là do có âm nhạc học được từ nhỏ nên nó truyền cảm hứng cho việc làm kinh doanh nên mới được như ngày hôm nay. Lòng đam mê sẽ là chiếc chìa khóa của sự thành công",  ông tâm sự.

Định vị theo phân khúc cao cấp, những sản phẩm của Khải Silk đều do chính ông Khải thiết kế và thuê gia công từ làng lụa Vạn Phúc hoặc Đà Nẵng.

Ngoài việc phát triển chuỗi cửa hàng độc lập, Khải Silk còn mở thêm các cửa hàng trưng bày và bán sản phẩm tại các khách sạn 5 sao nhắm tới khách du lịch có tiền. Khải Silk trở thành một trong những thương hiệu có tên tuổi tại Hà Nội.

Lấn sân sang lĩnh vực bất động sản...

Linh hoạt, nhạy bén trong kinh doanh cùng với sự đam mê, vị doanh nhân này đã chạm tới lĩnh vực bất động sản lúc nào không hay biết. Những năm 90, ông đã đầu tư vào dự án Hội An Riverside Resort, sau đó vài năm ông bán đi với khoản lợi gấp vài lần. Cùng với đó là công việc kinh doanh lụa cũng trở nên “hốt bạc” khi rất nhiều của hàng cao cấp KhaiSilk xuất hiện ở những khách sạn 5 sao tại Sài Gòn và Hà Nội vào những năm 2000. Không những vậy, Hoàng Khải phất lên như “diều gặp gió” khi ông mở rộng sang lĩnh vực nhà hàng và ẩm thực.

Sau nhiềm năm tích lũy, vốn đam mê kinh doanh trong ông đã bắt đầu lấn sân sang BĐS khi thị trường khủng hoảng, ông đã kịp sắm cho mình nhiều tài sản đất đai ở những nơi có giá trị cao.

Năm 2000, ông chủ Tập đoàn Khải Silk quyết định Nam tiến khi chuyển hoạt động kinh doanh vào TP.HCM. Tiếp tục đầu tư vào bất động sản, ông Khải sớm nhìn thấy tiềm năng của khu Phú Mỹ Hưng. Tuy nhiên, lĩnh vực này cũng khiến vị doanh nhân này có thời điểm cũng muốn “vứt bỏ hết, cho xong mọi chuyện!” khi thị trường khó khăn những năm 2010.

Bằng vốn tích lũy khi còn ở Hà Nội, ông Hoàng Khải bắt đầu mua đi bán lại hàng chục căn hộ tại khu đô thị này và kiếm bộn tiền khi thị trường bất động sản đạt đỉnh cao giai đoạn 2006-2007.

Từ đầu tư bất động sản, ông Khải bắt đầu mở rộng sang đầu tư nhà hàng cao cấp khi đi ra các nước và nhận thấy Việt Nam lúc bấy giờ chưa có nhà hàng nào thực sự đẳng cấp. Nhà hàng cao cấp đầu tiên do Hoàng Khải xây dựng là Au Menoir de Khai trên đường Điện Biên Phủ mặc dù rất đẹp nhưng phải đến 2-3 năm sau mới có khách.

Trên cơ sở mối quan hệ kinh doanh vốn có với khu đô thị Phú Mỹ Hưng trước đây, ông Khải thuyết phục ban lãnh đạo cho thuê mặt đất với giá thấp để xây dựng nhà hàng cao cấp tại đây.

Cũng với định vị cao cấp, phía Phú Mỹ Hưng hợp tác cùng Hoàng Khải và nhà hàng phong cách Trung Quốc Ming Dynasty được hình thành. Tiếp theo đó là biệt thự theo kiến trúc hồi giáo mà doanh nhân này thường gọi là “Lâu đài” Tajmasagon cũng được mọc lên sừng sững tại khu đô thị này.

Ngoài 2 nhà hàng kể trên, tập đoàn này còn sở hữu những nhà hàng cao cấp khác như Nam Phan chuyên ẩm thực Việt Nam, Cham Charm, Trois Pommes chuyên ẩm thực Pháp, Tao lI chuyên về hải sản, London Steak House, Khai’s Brothers và That’s Café.

Bên cạnh kinh doanh nhà hàng, tơ lụa truyền thống với thương hiệu Khaisilk, tập đoàn Khải Silk còn khai thác TajmaSago làm resort và sở hữu một trung tâm thương mại cao cấp có tên Saigon Paragon.

Ông Hoàng Khải vẫn tiếp tục làm phong phú hơn với ý tưởng toà nhà The Khai 18 tầng mang dáng dấp dải lụa gắn liền với thương hiệu Khaisilk, và The Prince 20 tầng từ ý tưởng những quyển sách chồng lên nhau ngay tại trung tâm Phú Mỹ Hưng với số vốn đầu tư hàng chục triệu đô la.

...Rồi đến “Phở”

Thành công và giàu có là vậy song gần đây, Hoàng Khải đã gây bất ngờ khi mở cửa hàng phở mang tên Phở ông Khải tại TP. HCM. Đây là quán đầu tiên được mở trong chuỗi 100 tiệm Phở Ông Khải dự kiến được doanh nhân này lần lượt mở trên địa bàn các tỉnh thành miền Nam. Ông Khải cho hay tiệm phở này được đầu tư với số tiền ban đầu là 600 triệu đồng.

Còn tính chung, cả dự án 100 tiệm Phở Ông Khải sẽ được đầu tư và hoàn tất trong năm 2018 với tổng vốn đầu tư khoảng 70 tỷ đồng theo hình thức nhượng quyền. Sau 2 năm, sẽ bán cổ phần cho các quỹ đầu tư và sẽ lên sàn chứng khoán sau 3 năm kinh doanh.

Trước mắt, ông Hoàng Khải sẽ mở 10 tiệm ở TP.HCM trước và 90 tiệm còn lại sẽ mở từ Đà Nẵng trở vào phía Nam, bao gồm cả các tỉnh miền Tây và Đông Nam bộ.

Với khả năng thưởng thức và nhận định như một chuyên gia ẩm thực, Khải Silk được kỳ vọng sẽ tạo nên sự đột phá khi kinh doanh món ăn trứ danh của Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

Elon Musk sắp tiếp quản TikTok?

Elon Musk sắp tiếp quản TikTok?

Theo một báo cáo mới đây từ Bloomberg, các nhà chức trách tại Trung Quốc đang cân nhắc về khả năng bán TikTok Mỹ cho tỷ phú Elon Musk…

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Tiền điện tử chứng kiến đà sụt giảm mạnh trong phiên khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao đã gây áp lực lên nhóm các tài sản rủi ro…

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, có thể dẫn đến cách tiếp cận ít can thiệp hơn đối với các loại tiền điện tử như bitcoin...

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Dù còn phải đối mặt với nhiều biến động, nhưng triển vọng giá bạc được các chuyên gia dự đoán sẽ tăng mạnh trong năm tới nhờ nhu cầu công nghiệp và nguồn cung hạn chế…