Ngay cả giới doanh nhân Trung Quốc cũng ngại … kết hôn vì áp lực kinh tế

Giới trẻ Trung Quốc ngày nay đặc biệt ưu tiên giáo dục và sự nghiệp, một xu hướng khiến các cơ quan chức năng phải đối mặt với “quả bom hẹn giờ nhân khẩu học”…

Một sự kiện kết nối làm quen dành cho giới thượng lưu Trung Quốc
Một sự kiện kết nối làm quen dành cho giới thượng lưu Trung Quốc

Ngày càng có nhiều người dân Trung Quốc lựa chọn cuộc sống độc thân, với số lượng đăng ký kết hôn đã giảm xuống mức thấp kỷ lục vào năm 2022 và 2023, khi tăng trưởng kinh tế chậm lại, bối cảnh thất nghiệp cao và niềm tin của người tiêu dùng suy yếu.

Tình hình này đang khiến các nhà hoạch định chính sách lo lắng khi Trung Quốc phải vật lộn với tỷ lệ sinh giảm và dân số già đi nhanh chóng ở một quốc gia từng đông dân nhất thế giới và nơi mà tỷ lệ kết hôn gắn chặt với tỷ lệ sinh đẻ.

Tỷ lệ sinh của Trung Quốc hiện thuộc hàng thấp nhất thế giới và dữ liệu chính thức hôm 17/1 cho thấy dân số nước này đã giảm ở năm thứ hai liên tiếp, làm dấy lên lo ngại về sự suy giảm nhân khẩu học.

Vào năm ngoái, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhấn mạnh trong cuộc họp cấp cao rằng cần phải tích cực nuôi dưỡng một nền văn hóa mới về hôn nhân và nuôi dạy con cái để thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Các chính quyền địa phương cũng đã công bố nhiều biện pháp mới để khuyến khích người dân lập gia đình, bao gồm khấu trừ thuế và trợ cấp nhà ở cũng như thưởng tiền mặt cho những người kết hôn nếu cô dâu từ 25 tuổi trở xuống.

Julia Meng, chủ nhân công ty "Julia's Events" chuyên tổ chức sự kiện mai mối dành cho người độc thân ở Thượng Hải, cho biết ngày càng có nhiều người từ 35 tuổi trở lên chấp nhận từ bỏ kế hoạch kết hôn. Những người Trung Quốc trẻ hơn, giống như người tham dự sự kiện Jack Jiang, nói rằng họ muốn kết hôn, nhưng giá nhà đất cao, triển vọng việc làm không chắc chắn và tình hình kinh tế chung đều khiến họ thấy nản chí.

“Không phải chúng tôi muốn sống độc thân mà chính cấu trúc đô thị, tình hình kinh tế đã dẫn đến kết quả này”, doanh nhân 32 tuổi nói với phóng viên Reuters.

Tiến sĩ Ye Liu, giảng viên cấp cao tại Viện Trung Quốc Lau China thuộc Đại học King’s London, nhận xét: “Thái độ của giới trẻ Trung Quốc đối với hôn nhân là mối đe dọa lớn cho nỗ lực của Bắc Kinh nhằm thay đổi cuộc khủng hoảng nhân khẩu học đang rình rập. Tôi lo ngại rằng tình hình sẽ trở nên đau đầu hơn trong những năm tới”.

Ngày càng có nhiều người trẻ ở các xã hội Đông Á trì hoãn việc kết hôn ngay cả khi những khu vực này trở nên thịnh vượng hơn. Tuy nhiên, ở thành thị Trung Quốc, sự thay đổi này là đặc biệt nhanh chóng. Giáo sư xã hội học Wang Feng của Đại học California, Irvine chỉ ra rằng tỷ lệ phụ nữ Trung Quốc chưa từng kết hôn ở độ tuổi cuối 20 đã tăng gấp 8 lần trong khoảng thời gian 25 năm, so sánh dữ liệu điều tra dân số Trung Quốc năm 1990 và 2015.

Trong khi đó, dữ liệu từ năm 2000 và 2010 cho thấy thanh niên Trung Quốc có trình độ đại học trong độ tuổi từ 25 đến 29 có nhiều khả năng độc thân nhất. Và đặc biệt, phụ nữ ở các thành phố phát triển của Trung Quốc có ít mong muốn kết hôn hơn.

Victor Li, một doanh nhân trên 30 tuổi có công việc kinh doanh thành công ở Thượng Hải, cũng tỏ ra ngại ngần với việc kết hôn vì lo rằng không biết mình có đủ khả năng chi trả cho cuộc sống hôn nhân và gia đình hay không: “Đối với chúng tôi, việc kết hôn là rất tốn kém, đặc biệt là ở một thành phố lớn như Thượng Hải”

Anh Li đã quyết định tạm dừng việc đi xem mắt sau một thời gian tham gia vô số sự kiện mai mối dành cho những người độc thân khá giả, có trình độ đại học, được tổ chức ở một quán bar nhạc jazz sang trọng ở Thượng Hải. “Xét về khả năng tài chính, việc kết hôn thực sự gây áp lực rất lớn cho những người trẻ, trong đó có cả tôi”, anh Victor Li thở dài.

Xem thêm

Tỷ lệ thất nghiệp của Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục mới

Tỷ lệ thất nghiệp của Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục mới

Tình hình thất nghiệp của thanh niên tại Trung Quốc hiện đang gây ra nhiều lo ngại. Với tỷ lệ thất nghiệp đạt mức kỷ lục trong tháng 5, nền kinh tế lớn nhất châu Á đang đối mặt với thách thức về việc tạo ra đủ việc làm cho thế hệ trẻ...

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…