Nghịch lý: Nga, Mỹ giảm số đầu đạn hạt nhân nhưng tăng số đầu đạn sẵn sàng chiến đấu

Năm 2020, các cường quốc hạt nhân trên thế giới giảm tổng số vũ khí hạt nhân sở hữu, nhưng trong năm nay, số lượng đầu đạn có thể sẵn sàng chiến đấu trong thời gian ngắn lại tăng lên.

Đầu năm 2021, trên thế giới có 13.080 đầu đạn hạt nhân trong kho dự trữ của chín quốc gia - Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Israel và Triều Tiên - giảm hơn so với số lượng 13.400 của năm 2020 - theo báo cáo ngày 14/6 của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI).

Hệ thống tên lửa đạn đạo chiến lược mang đầu đạn hạt nhân Nga Topol-M
Hệ thống tên lửa đạn đạo chiến lược mang đầu đạn hạt nhân Nga Topol-M

Nhưng số lượng các đầu đạn hạt nhân, được triển khai cùng các lực lượng tác chiến – được hiểu là đã lắp đặt trên tên lửa hoặc được cất giữ trong kho gần các phương tiện mang, có thể triển khai nhanh chóng tăng thêm khoảng 105 đầu đạn, đạt số lượng 3.825 đầu đạn hạt nhân sẵn sàng chiến đấu.

Nga và Mỹ, hai quốc gia có trong kho lưu trữ hầu hết số lượng đầu đạn hạt nhân thế giới, chịu trách nhiệm chính trong những thay đổi này, SIPRI cho biết. Cả hai nước tiếp tục giảm kho vũ khí bằng việc thanh lý và vô hiệu hóa các đầu đạn lỗi thời, nhưng cũng chuẩn bị bổ sung thêm khoảng 50 đầu đạn mới vào lưu kho và 50 đầu đạn vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu.

Một sự thay đổi trong vị thế hạt nhân của Vương quốc Anh là quốc gia này tăng cường thêm sức mạnh răn đe hạt nhân. Tháng 3/2021, chính phủ của thủ tướng Boris Johnson từ bỏ cam kết giảm kho dự trữ hạt nhân xuống còn 180 vào giữa những năm 2020 và tuyên bố sẽ mua thêm vũ khí, đưa tổng số lên 260 đầu đạn. SIPRI ước tính Anh dự kiến sẽ có khoảng 225 đầu đạn hạt nhân trong năm. Năm 2020 Anh sở hữu 215 đầu đạn.

SIPRI dự đoán, trong tương lai gần sẽ gia tăng kho dự trữ hạt nhân và nâng cấp vũ khí của tất cả các quốc gia hạt nhân. Ví dụ, sự gia tăng số lượng đầu đạn hạt nhân sẵn sàng chiến đấu ở Nga liên quan đến việc Điện Kremlin đưa vào biên chế các tên lửa tiên tiến hơn, có thể mang nhiều đầu đạn.

Hans Kristensen, chuyên gia giải trừ vũ khí hạt nhân hàng đầu SIPRI nhận xét: “Việc gia hạn New START [Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược] vào phút cuối có hiệu lực tháng 2/2021 tạm thời đẩy lùi nguy cơ chạy đua vũ trang, nhưng triển vọng kiểm soát vũ khí hạt nhân song phương của hai siêu cường hạt nhân rất mong manh”.

Trung Quốc vẫn là nước sở hữu vũ khí hạt nhân lớn thứ ba trên thế giới, với kho dự trữ ước tính khoảng 350 đầu đạn. Pháp, Ấn Độ và Pakistan cũng công bố số lượng vũ khí hạt nhân trong các kho dự trữ, lần lượt là 290, 156 và 165 đầu đạn.

Israel được cho là có khoảng 90 đầu đạn hạt nhân, nhưng Tel Aviv không xác nhận hay phủ nhận số lượng. Kho vũ khí của Triều Tiên theo SIPRI có thể có 40 đến 50 đầu đạn hạt nhân vào đầu năm 2021, nhưng có nhiều nghi ngờ về đương lượng nổ, chủng loại và những chức năng của các đầu đạn.

Xem thêm

Mỹ thử nghiệm ném bom hạt nhân mới từ F-35A

Mỹ thử nghiệm ném bom hạt nhân mới từ F-35A

Phòng thí nghiệm Quốc gia Sandia, phối hợp tác với Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos và Không quân Mỹ, hoàn thành vòng thử nghiệm tích hợp bom hạt nhân B61-12 mới vào Máy bay tiêm kích tàng hình F-35A.

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...