Nhật Bản muốn xuất khẩu hàng nghìn tỷ Yên truyện tranh và phim hoạt hình

Nhật Bản có kế hoạch tăng cường hỗ trợ xuất khẩu phim hoạt hình (anime) và truyện tranh, đồng thời giúp các nhà sáng tạo nội dung địa phương chinh phục thị trường quốc tế…

Nhật Bản muốn xuất khẩu hàng nghìn tỷ Yên truyện tranh và phim hoạt hình

Trong bản dự thảo cho sáng kiến kinh tế mới của Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, chính phủ nước này cam kết sẽ xây dựng một chiến lược để thúc đẩy sự phát triển lớn mạnh của ngành công nghiệp nội dung không chỉ trong nội địa mà còn vươn xa khắp thế giới.

Ngành công nghiệp nội dung, bao gồm truyện tranh, phim ảnh, âm nhạc và trò chơi, từ lâu đã được ca ngợi như một tài sản quan trọng của nền kinh tế và văn hoá Nhật Bản. Trên thực tế, đây là ngành công nghiệp thậm chí có khả năng cạnh tranh với ngành thép về giá trị xuất khẩu.

Vào năm 2022, doanh số bán các nội dung Nhật Bản ra nước ngoài đạt tổng cộng 4,7 nghìn tỷ Yên, chẳng hề kém cạnh so với 5,1 nghìn tỷ Yên của ngành thép và 5,7 nghìn tỷ Yên của ngành bán dẫn.

Ngành công nghiệp nội dung của nước này cũng mang lại lợi ích lớn cho du lịch khi các địa điểm trong game và anime thu hút một lượng lớn du khách nước ngoài ghé thăm.

“Trong những năm gần đây, những nội dung như anime và truyện tranh đã đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thu hút ngày càng nhiều khán giả trẻ ở nước ngoài đến với Nhật Bản”, bản dự thảo nêu bật.

Với việc kết hợp những ưu điểm của lĩnh vực này với các ngành công nghiệp khác như thời trang, mỹ phẩm và du lịch nội địa, Nhật Bản đang nhắm mục tiêu đạt lợi ích kinh tế 50 nghìn tỷ Yên vào năm 2033.

Chính phủ Nhật Bản cho biết họ đặt mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu những tài sản văn hóa này lên 20 nghìn tỷ Yên (gần 130 tỷ USD) vào năm 2033.

Sự bùng nổ của mô hình phát trực tuyến sau nhiều năm đại dịch đã giúp nâng cao danh tiếng của anime trên toàn cầu, với các loạt phim như "Demon Slayer" đã chứng kiến nhiều kỷ lục về thời lượng xem cũng như doanh thu phòng vé.

Chiến lược của chính phủ Nhật Bản cũng sẽ bao gồm kế hoạch trấn áp các trang web lậu vi phạm bản quyền, phân phối trái phép anime và truyện tranh miễn phí bằng các ngôn ngữ tiếng Anh, tiếng Trung và tiếng Việt.

Và để tăng cường các hướng dẫn hỗ trợ cho ngành công nghiệp nội dung, chính phủ nước này sẽ thành lập một nhóm công-tư gồm những đại diện sáng tạo nội dung và các quan chức từ cơ quan chính phủ có liên quan để thảo luận về các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc, thu nhập cho người lao động và phòng chống các rủi ro vi phạm bản quyền.

Bên cạnh đó, Uỷ ban Thương mại Công bằng Nhật Bản cũng sẽ tiến hành một cuộc khảo sát tìm hiểu thực tế về hoạt động thương mại trong lĩnh vực sáng tạo nội dung nhằm điều chỉnh các hợp đồng, quy định không phù hợp giữa người sáng tạo và đơn vị chủ quản hoặc đơn vị hợp tác cũng như thiết lập một hệ thống hoàn trả lợi nhuận cho người sáng tạo.

Xem thêm

Nhà hoang tại Nhật Bản hút khách nước ngoài

Nhà hoang tại Nhật Bản hút khách nước ngoài

Số liệu mới cho thấy gần 14% tổng số nhà ở Nhật Bản là nhà để trống, nhưng tình trạng dư thừa bất động sản này đang thu hút sự quan tâm ngày càng tăng từ các nhà đầu tư nước ngoài…

Có thể bạn quan tâm

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Ngành du lịch Mỹ đang chao đảo khi lượng khách quốc tế sụt giảm mạnh do căng thẳng chính trị, chính sách nhập cư khắt khe và các rào cản visa, khiến nhiều điểm đến và doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ thất thu nghiêm trọng trong mùa cao điểm…

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…