Những “thị trấn ma” ở Trung Quốc hậu xu hướng chuyển dịch sản xuất

Tại Trung Quốc, những thị trấn công nghiệp từng một thời nhộn nhịp giờ đây lại trở nên hoang vắng khi hàng loạt các “ông lớn” trong ngành sản xuất điện tử lần lượt rút lui khỏi “công xưởng thế giới”…

1686x1264-7344.jpg
Foxconn đã bắt đầu chuyển các hoạt động sản xuất của mình ra khỏi Trung Quốc

Foxconn và Apple từng gắn bó và đầu tư mạnh mẽ cho chuỗi cung ứng của họ tại Trung Quốc trong một thời gian dài, tuy nhiên, trong những năm gần đây, xu hướng này đã bắt đầu thay đổi khi cả hai đều quyết định chuyển dịch một phần hoạt động sản xuất sang các quốc gia lân cận như Ấn Độ và Việt Nam. Không chỉ riêng họ, tập đoàn Samsung vào năm 2020 cũng đã “vội vã” rời khỏi Trung Quốc trước nguy cơ bất ổn địa chính trị leo thang, để lại các cơ sở sản xuất và khu nhà máy trong tình trạng bỏ hoang.

Trên thực tế, những diễn biến này không chỉ tác động tiêu cực đến ngành công nghiệp điện tử Trung Quốc mà còn tạo ra những gợn sóng lan rộng khắp nền kinh tế, đặt ra những câu hỏi lớn về tương lai của "công xưởng thế giới".

KHI GIẤC MƠ “THÀNH PHỐ IPHONE” TAN VỠ

Với dân số 9,5 triệu người, Trịnh Châu từng là một trong những thành phố nghèo nhất tại Trung Quốc. Nhưng vận may của Trịnh Châu đã chuyển biến tích cực kể từ khi nhà sản xuất điện tử Đài Loan Foxconn mở rộng hoạt động và xây dựng một khu phức hợp nhà máy khổng lồ, tuyển dụng 350.000 người và chịu trách nhiệm sản xuất khoảng một nửa số iPhone trên thế giới. Chính vì điều này mà khu vực sản xuất ở Trịnh Châu còn được biết đến với biệt danh "Thành phố iPhone".

Trong những tháng hè bận rộn trước các đợt phát hành iPhone mới vào mùa thu, nhà máy có công suất lên tới 500.000 điện thoại mỗi ngày, tương đương khoảng 350 chiếc một phút.

Apple không sản xuất liên tục quanh năm để tích trữ sản phẩm mà thường điều chỉnh sản xuất dựa trên nhu cầu của người tiêu dùng, do vậy nhà máy chủ yếu bận rộn nhất vào khoảng thời gian tháng 9 hoặc tháng 10 khi Apple phát hành dòng máy mới và tiếp tục cho đến hết mùa lễ cuối năm hay thậm chí sang cả tháng 1 và tháng 2 năm sau.

Tại đây, công nhân nhà máy sống trong ký túc xá tại các tòa nhà 10 hoặc 12 tầng bên cạnh các nhà máy Foxconn, trong khi nhiều doanh nghiệp nhỏ khác đến đây để mở cửa hàng, nhà hàng xung quanh khu phức hợp, cung cấp đủ các loại mặt hàng tiêu dùng, dịch vụ giải trí cho công nhân nhà máy.

Một người đàn ông địa phương từng chia sẻ với báo chí rằng khu nhà máy cần tới một nguồn cung cấp thực phẩm khổng lồ để phục vụ hàng trăm nghìn nhân viên của họ, bao gồm 60 tấn gạo, 280 con lợn, 1,2 triệu quả và 80.000 con gà mỗi ngày.

Nhưng đến nay, khi hoạt động của Apple và Foxconn dần chuyển dịch sang những nơi khác, khu phức hợp gần như đứng trước bờ vực đóng cửa hoàn toàn.

220314024938-foxconn-shenzen-file-2019-super-tease-gjvzqv-7750.jpeg
Khu nhà máy Foxconn ở Trịnh Châu (Trung Quốc)

Như những hình ảnh được thấy trên kênh tin tức China Observer, địa điểm từng được ca ngợi là trung tâm kinh tế của Nam Ninh giờ đây trở nên hoang vắng, đường vào và toà nhà dân cư xung quanh phần lớn vẫn không có người sử dụng.

Mặc dù một số căn hộ gần đó đã được hoàn thiện sẵn để ở, nhưng vẫn gặp khó khăn trong việc thu hút người mua dù cho đã giảm giá, vì khu vực này đã mất đi sức hấp dẫn khi hầu hết nhân viên và công nhân của khu phức hợp đã rời đi.

Không có nhiều hy vọng cho người dân địa phương rằng Foxconn sẽ sử dụng lại khu vực này này trong tương lai gần, nhất là sau khi tất cả các biển báo đều đã bị gỡ bỏ. Người ta tin rằng chỉ có một vài tòa nhà đang được Foxconn sử dụng, với phần lớn còn trống hoặc cho thuê lại. Thực tế, sự mục nát và tình trạng bỏ hoang của khu phức hợp chắc chắn là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy Foxconn đã thay đổi hoạt động tổng thể của mình. Đặc biệt là khi Apple muốn đa dạng hoá chuỗi cung ứng của mình hơn nữa.

Một số hoạt động ở nước ngoài của công ty được hưởng lợi từ việc đóng cửa nhà máy ở Trịnh Châu. Các nguồn tin cho biết thiết bị từ các cơ sở này đã được đưa đến nhà máy tương tự ở Việt Nam.

Còn đối với cộng đồng địa phương, việc đóng cửa nhà máy một lần nữa cho thấy tầm quan trọng mà Apple và Foxconn có thể mang lại cho kinh tế khu vực. Nó cũng chỉ ra rằng khi một khu vực quá phụ thuộc vào một nguồn thu nhập mà không có các dự án dự phòng khác, thì một sự thay đổi bất ngờ cũng có thể gây ra biết bao nhiêu thiệt hại.

SAMSUNG RỜI ĐI, HUỆ CHÂU SUY TÀN

Trước đây vào giai đoạn năm 2020, khi Samsung đóng cửa nhà máy điện thoại thông minh cuối cùng của mình tại Trung Quốc chuyển hoạt động sang Việt Nam và Việt Nam, thành phố Huệ Châu sôi động và sầm uất bỗng biến thành một “thành phố ma” - theo cách gọi của tờ South China Morning Post và nhiều đầu báo quốc tế khác.

Thực trạng này xảy ra là bởi Samsung quyết định di dời để đối phó với cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc vào năm 2019, đồng thời yêu cầu một cơ chế xác minh nhằm giám sát cam kết của Bắc Kinh về quyền sở hữu trí tuệ (IPR), chuyển giao công nghệ và tăng cường tiếp cận thị trường Trung Quốc đối với hàng hóa Mỹ. Mặc dù hai nước đã tiến hành nhiều vòng đàm phán nhưng các thoả thuận vẫn chưa đạt được đồng thuận và để lại hậu quả tàn khốc đối với ngành sản xuất Trung Quốc, vốn bị ảnh hưởng nặng nề bởi suy thoái kinh tế và thực trạng sụt giảm xuất khẩu trong những năm gần đây.

bb00b704-8e5f-11e9-b2aa-5ba392ab87ab-972x-085430-3942.jpg
Hình ảnh vắng vẻ tại khu vực nhà máy Samsung ở Huệ Châu (Trung Quốc) trong giai đoạn 2019 - 2020

Nhiều nhân viên cũ của nhà máy Huệ Châu đã bình luận trên mạng xã hội rằng họ bị ép rời đi một cách miễn cưỡng, với một số người được tặng thêm điện thoại thông minh và đồng hồ thông minh như một phần “bồi thường” trong gói thôi việc.

Đến nay vẫn chưa có nhiều nhà sản xuất mới xuất hiện để lấp đầy không gian rộng lớn do Samsung để lại, trong khi phần lớn các doanh nghiệp lân cận đều đã giải thể.

"Samsung là doanh nghiệp sản xuất hàng đầu thế giới. Nhà máy Huệ Châu của họ đã hỗ trợ toàn bộ hệ sinh thái chuỗi cung ứng tại Quảng Đông và các tỉnh lân cận trong 20 năm", theo chia sẻ của ông Liu Kaiming, trưởng Viện Quan sát Hiện đại, nơi giám sát điều kiện làm việc tại hàng trăm nhà máy ở Trung Quốc.

Nhà máy Huệ Châu bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 8/1992, sau khi tập đoàn điện tử Hàn Quốc ký hợp đồng liên doanh với chính quyền địa phương. Nhà máy Huệ Châu là một trong những cơ sở hàng đầu khu vực, đã sản xuất ra những sản phẩm điện tử tiêu dùng mới nhất và phổ biến nhất khi đó, từ dàn stereo những năm 1990, máy nghe nhạc MP3 đầu những năm 2000 và điện thoại thông minh kể từ năm 2007. Trong thời kỳ đỉnh cao năm 2011, với doanh số bán điện thoại thông minh của Samsung đứng thứ nhất trên thế giới, hai nhà máy của công ty tại Huệ Châu và Thiên Tân đã sản xuất và xuất khẩu lần lượt 70,14 triệu và 55,64 triệu chiếc điện thoại di động.

“Ít nhất 100 nhà máy nhỏ ở Quảng Đông phải đóng cửa khi Samsung rời đi. Họ không thể tồn tại nếu không có nhà máy Huệ Châu của Samsung, chứ đừng nói đến những cửa hàng nhỏ và nhà hàng xung quanh”, viện trưởng Liu Kaiming nhận xét thêm.

139167d2-1719-11ea-9462-4dd25a5b0420-972x-111357-8577.jpg
Nhiều cửa hàng và nhà hàng ở khu vực lân cận cũng phải đóng cửa khi mất đi nguồn khách hàng lớn từ Samsung

Ảnh hưởng của việc đóng cửa nhà máy Samsung cũng lan rộng đến tận thị trấn Trường An thuộc thành phố Đông Quan, cách Huệ Châu 100 km về phía tây.

"Chi tiêu của người tiêu dùng địa phương khi đó trở nên vô cùng tồi tệ. Cửa hàng nào ở đây cũng vậy - nhà thuốc, siêu thị, nhà hàng, tiện lợi, quán nét, khách sạn và thậm chí cả những địa điểm giải trí dành cho người lớn - cũng đều phụ thuộc vào sức mua của nhân viên và công nhân Samsung”, Li Hua, chủ một cửa hàng tiện lợi gần đó kể lại.

"Khoảng 100 tòa nhà dân cư địa phương trong khu phức hợp Jinxinda hầu hết đều được nhân viên Samsung thuê. Nhưng ngay khi nhà máy đóng cửa, giá căn hộ lập tức giảm từ 4,8 triệu nhân dân tệ (680.000 USD) vào tháng 8 xuống còn 3,8 triệu nhân dân tệ (540.000 USD) và vẫn chẳng có ai quan tâm”, Huang Fumin, nhân viên công ty môi giới bất động sản Huizhou Star Real Estate Broker cho biết.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Giá dầu ô liu dự kiến hạ nhiệt sau mốc đỉnh lịch sử

Giá dầu ô liu dự kiến hạ nhiệt sau mốc đỉnh lịch sử

Giá dầu ô liu toàn cầu đang dần hạ nhiệt khi sản lượng được kỳ vọng sẽ tăng mạnh trong mùa vụ 2024-2025. Tuy nhiên, ngành công nghiệp này vẫn đối mặt với vô số thách thức lớn từ biến đổi khí hậu, vì vậy cần có sự chuyển đổi sâu rộng để đảm bảo tăng trưởng bền vững…

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Tổng thống đắc cử Donald Trump đang khẩn trương chuẩn bị đội ngũ nội các và nhân sự cấp cao cho nhiệm kỳ thứ hai tại Nhà Trắng. Những lựa chọn này hứa hẹn sẽ giúp định hình chiến lược lãnh đạo mới của ông trong bốn năm tới…

Top 10 quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2024

Top 10 quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2024

Những quốc gia giàu có nhất thế giới không chỉ được định hình bởi nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào hay quy mô dân số nhỏ, mà còn bởi các chính sách tài chính thông minh và khả năng duy trì sự thịnh vượng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động…

Kế hoạch chuyển giao quyền lực tại đế chế xa xỉ Prada

Kế hoạch chuyển giao quyền lực tại đế chế xa xỉ Prada

Miuccia Prada và Patrizio Bertelli đều đang chủ động chuẩn bị chuyển giao quyền lực tại "đế chế" Prada cho thế hệ tiếp nối. Điều này không chỉ giúp bảo vệ di sản của gia đình mà còn đảm bảo quá trình kế thừa diễn ra suôn sẻ, tránh những xung đột hay căng thẳng không đáng có…

Hơn 2,8 tỷ USD đặt cược cho khả năng Bitcoin chạm mốc 90.000 USD

Hơn 2,8 tỷ USD đặt cược cho khả năng Bitcoin chạm mốc 90.000 USD

Giá Bitcoin đã đạt mức kỷ lục 81.000 USD, với các chỉ báo phái sinh cho thấy đà tăng mạnh mẽ sẽ còn tiếp tục. Tâm lý lạc quan được thúc đẩy bởi chiến thắng của ông Donald Trump và các quyết định cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)…

Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố thỏa thuận sơ bộ với Intel trong chuyến thăm khuôn viên Intel Ocotillo tại Arizona hồi tháng 3

Chính quyền Biden và ngành chip đẩy nhanh tiến trình nhận hỗ trợ trước khi ông Donald Trump nhậm chức

Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang “chạy đua” để hoàn tất các thỏa thuận hỗ trợ ngành chip trước khi ông Donald Trump nhậm chức. Việc này càng cấp bách hơn khi nhiều công ty hàng đầu như Intel và Samsung vẫn đang trong giai đoạn đàm phán để nhận trợ cấp trị giá hàng tỷ USD từ chính phủ Mỹ…

Thế giới nên đối diện với "Trump 2.0" theo cách nào?

Thế giới nên đối diện với "Trump 2.0" theo cách nào?

Trong cả cuộc marathon bầu cử Tổng thống Mỹ, đã có rất nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí là lo ngại về khả năng trở lại chiếc ghế quyền lực của một trong những nhà lãnh đạo khó đoán định nhất: "Trump 2.0".