Những nữ đầu bếp quyền lực nhất thế giới

Sự thành công mà những nữ đầu bếp sau đây không chỉ cho thấy nữ giới hoàn toàn có thể đương đầu với áp lực của gian bếp, mà còn góp phần thể hiện tiếng nói và quyền lực của phái nữ trong một ngành công nghiệp mà hầu như phần nhiều là nam giới.

1. Christine Hà: Nữ đầu bếp khiếm thị nấu ăn bằng cả trái tim

Christine Hà là thí sinh khiếm thị đầu tiên của MasterChef, cô vượt qua hết thử thách này đến thử thách khác xuất sắc đến nỗi ngay cả bản thân cô cũng không ngờ được. Sau khi trở thành quán quân của MasterChef mùa 3, cô viết một cuốn sách nấu ăn bán chạy mang tên "Recipes from My Home Kitchen" (Nấu ăn bằng cả trái tim). Ngoài ra, cô từng là giám khảo của MasterChef Việt Nam, tổ chức một chương trình truyền hình của Canada cho các đầu bếp khiếm thị và làm việc với chính phủ Mỹ với tư cách đặc phái viên ẩm thực ở Trung Đông và Đông Âu. Năm 2014, cô trở thành đầu bếp đầu tiên được vinh danh với giải thưởng Thành tựu cá nhân Helen Keller từ quỹ của Mỹ dành cho người khiếm thị.

1. Christine Hà: Nữ đầu bếp khiếm thị nấu ăn bằng cả trái tim

Christine Hà - nữ đầu bếp khiếm thị nấu ăn bằng cả trái tim.

Danh sách thành tích đáng tự hào của Christine Hà đã được viết dài thêm khi cô mở nhà hàng đầu tiên – The Blind Goat vào mùa hè năm nay. Cô miêu tả nhà hàng ở trung tâm thành phố Houston của mình là "một khu ẩm thực Việt Nam hiện đại" với thực đơn lấy cảm hứng từ các món ăn đường phố của Đông Nam Á.

2. Phan Tôn Tịnh Hải: Nữ đầu bếp tài hoa khát khao gìn giữ ẩm thực quê hương

Là 1 trong 10 đầu bếp nổi tiếng hàng đầu Việt Nam, Phan Tôn Tịnh Hải không còn là cái tên quá xa lạ với những ai yêu mến ẩm thực xứ mình. Xuất thân trong một gia đình dòng dõi quý tộc có mẹ là nghệ nhân ẩm thực xứ Huế – Tôn Nữ Thị Hà, cô may mắn thừa hưởng niềm đam mê ẩm thực mãnh liệt và mong muốn lưu giữ văn hóa Việt thông qua những món ăn truyền thống. Với cô, một món ăn ngon có thể đem đến cảm giác ấm lòng cho người thưởng thức và người chế biến ra nó cũng thực sự thăng hoa với thành quả của mình. Với kinh nghiệm đứng bếp gần 30 năm, cô luôn nỗ lực truyền tải những câu chuyện riêng gắn liền với mỗi món ăn.

Phan Tôn Tịnh Hải: Nữ đầu bếp tài hoa khát khao gìn giữ ẩm thực quê hương

Phan Tôn Tịnh Hải - Nữ đầu bếp tài hoa khát khao gìn giữ ẩm thực quê hương.

Hiện tại, nữ nghệ nhân đang đảm nhiệm vị trí Giám đốc phát triển sản phẩm và chất lượng ẩm thực cho tập đoàn “Little Hoi An” tại Hội An và chịu trách nhiệm đào tạo chính cho hơn 100 đầu bếp tại tất cả nhà hàng trong hệ thống của tập đoàn. Không chỉ vậy, cô còn là giảng viên đứng lớp cho hàng ngàn học viên tại trường nghệ thuật ẩm thực Việt.

3. Đoàn Thị Thu Thủy: Sở hữu nhà hàng ẩm thực có tiếng từ hai bàn tay trắng

Những ai đã từng theo dõi chương trình Master Chef Việt Nam (2014) sẽ không khỏi ấn tượng với tài năng và ngọn lửa đam mê nấu nướng của Đoàn Thu Thủy, khi chị đã tái hiện lại những món ăn “danh bất hư truyền” của từng vùng miền mà ít người biết đến. Nữ đầu bếp thành công đã từng có một thời chông chênh và bươn chải trong cuộc sống.

Đoàn Thị Thu Thủy: Sở hữu nhà hàng ẩm thực có tiếng từ hai bàn tay trắng

Đoàn Thị Thu Thủy sở hữu nhà hàng ẩm thực có tiếng từ hai bàn tay trắng.

Đêm trước 30 Tết năm 2001, chị viết lá thư gửi lại cho chồng rồi dắt con gái chưa đầy 4 tuổi lên Sài Gòn, chỉ với vài triệu đồng trong tay và một chiếc xà lan, bắt đầu cuộc sống mới. Sau khi đã ổn định mọi thứ, chị quyết định đầu tư cho niềm đam mê ẩm thực mà mình đã ấp ủ từ lâu. “Khi bước vào con đường ẩm thực, tôi giống như cá trở về với nước, say mê vô cùng”, chị Thủy tâm sự. Rời quê và khởi nghiệp với 10 triệu đồng trong tay, hiện nay Đoàn Thu Thủy đã trở thành nữ doanh nhân thành đạt, xuất bản sách ẩm thực, chủ sở hữu của hai nhà hàng có tiếng – Bếp Nhà Xứ Quảng và L’Aura de NamKy.

4. Elena Arzak: Tình yêu ẩm thực truyền thống dẫn lối thành công

Elena Arzak là nữ Đầu bếp nổi tiếng của Tây Ban Nha, năm 2012 cô được bình chọn là “Nữ Đầu bếp số 1 thế giới”. Là Bếp trưởng của chuỗi nhà hàng 3 sao Michelin nổi tiếng, Elena Arzak sở hữu phong cách ẩm thực đương đại sáng tạo và cuốn hút. Cho đến hiện tại, cái tên Elena Arzak vẫn xuất hiện trong danh sách các Đầu bếp lừng danh thế giới. Nữ Đầu bếp Elena Arzak khiến người khác ngưỡng mộ, yêu mến không chỉ vì tài năng, thành tựu mà còn bởi niềm đam mê lớn lao dành cho ẩm thực trong người cô.

Elena Arzak: Tình yêu ẩm thực truyền thống dẫn lối thành công

Elena Arzak - Tình yêu ẩm thực truyền thống dẫn lối thành công.

Những năm 90 thế kỷ trước, phong cách ẩm thực của Elena Arzak bị ảnh hưởng mạnh theo văn hóa nơi cô sống. Những món ăn mang hương vị quê nhà, gắn liền với tuổi thơ Elena Arzak theo đuổi phong cách ẩm thực truyền thống. Món hải sản xào mùi tây mang cả hương vị thơ bé của Elena Arzak đã xuất sắc lọt top 100 món ăn đặc sắc nhất thế giới năm 2013. Elena Arzak tự hào khi được kế thừa chuỗi nhà hàng nổi tiếng Arzak của gia đình bởi với cô, đó không đơn thuần chỉ là nhà hàng bán thức ăn. Mọi thứ đối với cô từ tinh yêu ẩm thực đến giá trị mà Elena Arzak học được từ cha, mẹ… mình đều bằng trái tim.

5. Vicky Lau: Đam mê kể những câu chuyện đằng sau món ăn

Đầu bếp nữ nhận sao Michelin đã khó, Đầu bếp nữ ở châu Á được đào tạo bài bản và đạt được thành công nhất định lại càng hiếm hoi hơn. Một nữ Đầu bếp chưa đầy 5 năm kinh nghiệm đã đạt được 1 sao Michelin danh giá cho một nhà hàng ở Hong Kong như Vicky Lau lại càng khiến nhiều người trầm trồ. Nói về các món ăn độc đáo của mình, Vicky Lau không ngại chia sẻ: “Với tôi, nấu một số món ăn như sáng tác những bài thơ. Nhưng phải thật tinh tế vì không phải khách hàng nào cũng muốn biết câu chuyện của bạn.”

Vicky Lau: Đam mê kể những câu chuyện đằng sau món ăn

Vicky Lau - Đam mê kể những câu chuyện đằng sau món ăn.

Vicky Lau luôn nhắc về những món ăn của mình như một cuộc hành trình mà cô đã không ngừng truyền tải. Đó có thể là kết quả một chuyến đi hoặc cuộc gặp gỡ những người bạn mới mang lại cảm hứng nào đó. Với sự sáng tạo không ngừng nghỉ, kết hợp Ẩm thực Tây – Đông cùng phương pháp Ẩm thực phân tử, Vicky Lau trở thành nữ Đầu bếp đưa tài năng nghệ thuật vào những bữa ăn và tạo nên một sự trải nghiệm Ẩm thực thật sự cho bất kỳ ai.

6. Cho Hee Sook: Người mẹ đỡ đầu của nền ẩm thực Hàn Quốc

Cho Hee-sook được xem là người dành cả đời để gìn giữ, nuôi dưỡng và phát triển ẩm thực Hàn Quốc. Sinh ra và lớn lên tại Seoul, ngay từ khi còn nhỏ, Hee Sook được nhận xét là một người có tài nấu ăn ngon đáng nể. Nữ đầu bếp đã rèn giũa mình trong hơn 40 năm với mong muốn đưa hương vị các món ăn được vang danh trên khắp thế giới. Chính những trải nghiệm với các vị khách từ khắp năm châu, những người có thể không quen với hương vị và món ăn Hàn Quốc đã nâng cao kỹ năng biến tấu của nữ đầu bếp đến mức thượng thừa. “Tôi nghĩ rất nhiều về việc có thể biến tấu món ăn Hàn Quốc mà người nước ngoài có thể thích và ăn được nhưng vẫn không làm biến đổi đi hương vị quen thuộc của xứ mình”, nữ đầu bếp bày tỏ.

Cho Hee Sook: Người mẹ đỡ đầu của nền ẩm thực Hàn Quốc

Cho Hee Sook - Người mẹ đỡ đầu của nền ẩm thực Hàn Quốc.

Hee Sook hiện còn đang đứng đầu nhà hàng Hansikgonggan (Seoul) chuyên phục vụ các món ăn cung đình từ tận triều đại Joseon. Năm 2020, Cho Hee Sook được vinh danh là “Nữ đầu bếp xuất sắc nhất châu Á” và mới đây nhất là giải thưởng đầu bếp “Michelin Mentor” của năm 2021.

7. Christina Tosi: Người phụ nữ đi ngược với đông, theo đuổi giấc mơ làm bánh ngọt

Khác với phần lớn sở trường các đầu bếp khác, Christina Tosi tỏa sáng trong một thế giới của riêng mình với những món tráng miệng bắt mắt. Christina sinh ra tại tiểu bang Ohio nhưng Virginia mới là nơi chắp cánh cho hành trình trở thành nữ hoàng bánh ngọt của cô. Niềm đam mê được khơi dậy trong một lần cô làm việc tại tiệm bánh ngọt và cảm thấy thu hút bởi cách chế biến và trang trí khéo léo cho những chiếc bánh. Christina chia sẻ rằng, cô ấy tìm thấy nguồn cảm hứng cho các công thức nấu ăn của mình bằng cách phát triển câu chuyện cho món ăn dựa trên những kỷ niệm, sự kiện và trải nghiệm ẩm thực trong cuộc đời mình.

Christina Tosi: Người phụ nữ đi ngược với đông, theo đuổi giấc mơ làm bánh ngọt

Christina Tosi - Người phụ nữ đi ngược với đông, theo đuổi giấc mơ làm bánh ngọt.

Thành công đầu tiên của cô là sáng lập ra Momofuku Milk Bar – xưởng sản xuất bánh cho 6 cửa hàng bán lẻ tại New York (Mỹ) và một cửa hàng tại Toronto (Canada). Christina còn cho ra đời 2 quyển sách “Momofuku Milk Bar” và “Milk Bar Life” được rất nhiều người yêu bếp đón đọc. Không chỉ ở lĩnh vực kinh doanh, Christina Tosi còn là một trong số ít các nữ giám khảo quyền lực của chương trình ăn khách nhất nước Mỹ – “Master Chef” và các chương trình truyền hình nổi tiếng khác.

8. Ana Ros: Tái hiện sống động thế giới ẩm thực bên trong trí tưởng tượng

Dù không theo học nghề đầu bếp chuyên nghiệp nhưng tài năng cùng lối tư duy phòng khoáng của bản thân đã giúp Ana Ros trở thành một đầu bếp giỏi và được tôn vinh là “Nữ đầu bếp xuất sắc nhất thế giới 2017”. Ana Ros hiện đang làm đầu bếp ở một nhà hàng nhỏ ở khu vực Tây bắc Slovenia – trên dãy núi Alpes. Ana tự sáng tạo ra những công thức nấu ăn độc đáo, sử dụng những nguyên liệu do nhà hàng tự trồng.

Ana Ros - Tái hiện sống động thế giới ẩm thực bên trong trí tưởng tượng

Ana Ros - Tái hiện sống động thế giới ẩm thực bên trong trí tưởng tượng.

Danilo Turk - cựu Tổng thống Slovenia là một khách hàng quen thuộc của nhà hàng và vô cùng yêu thích các món ăn độc đáo của Ana Ros: “Cô ấy đã chứng tỏ được tài năng của mình bằng việc sử dụng những nguyên liệu địa phương để tạo nên những món ăn đẳng cấp thế giới.” Hầu hết các đầu bếp ghé thăm nhà hàng và thưởng thức món ăn của Ana đều có chung một nhận xét “Wow, thật khác biệt!”. Và chính Ana Ros cũng tự thừa nhận có lẽ việc không theo học đầu bếp chuyên nghiệp đã giúp tôi tiếp cận với ẩm thực theo phong cách phóng khoáng hơn những đầu bếp khác.

Có thể bạn quan tâm