Nở rộ phân khúc mua sắm dành riêng cho người cao tuổi tại Hàn Quốc

Các kênh mua sắm tại nhà đang trở thành điểm đến lý tưởng cho người cao tuổi Hàn Quốc bởi sự tiện lợi, đa dạng sản phẩm và giá cả cạnh tranh…

Chương trình mua sắm thời trang dành cho người lớn tuổi của Hyundai Home Shopping
Chương trình mua sắm thời trang dành cho người lớn tuổi của Hyundai Home Shopping

Ông Choi Wan-young, một hiệu trưởng trường trung học đã nghỉ hưu ở tỉnh Gyeonggi (Hàn Quốc) thường có thói quen xem các kênh mua sắm tại nhà vào mỗi buổi sáng.

Nhờ khoản lương hưu hàng tháng hơn 3 triệu won (khoảng 2.200 USD), vấn đề tài chính không phải là gánh nặng với ông.

Trước đây, khi lướt qua hàng chục kênh truyền hình khác nhau, ông Choi liên tục bắt gặp các chương trình mua sắm với nhiều sản phẩm đa dạng, từ quần áo thể thao đến thực phẩm chức năng, đồ ăn nhẹ, thực phẩm bổ sung và thậm chí cả gói du lịch. Nhiều mặt hàng trong số này nhắm đến khách hàng trong độ tuổi của ông, thường là những người từ 50 tuổi trở lên.

Các kênh mua sắm tại nhà thường cung cấp nhiều sản phẩm với số lượng lớn với giá chiết khấu hấp dẫn trong thời gian có hạn.

Một lý do khác khiến ông Choi chú ý đến các kênh mua sắm tại nhà là giá cả cạnh tranh. Những chương trình này đưa ra nhiều mức giá ưu đãi hơn so với giá bán lẻ trên các nền tảng trực tuyến và ngoại tuyến.

Việc liên tục theo dõi và mua hàng trên các kênh này đôi khi khiến ông Chơi cảm thấy mình như khách hàng VIP, được hưởng các giao dịch tiết kiệm và khuyến mãi độc quyền.

"Mua sắm tại nhà trước hết là thoải mái. Thứ hai, các sản phẩm ở trên đây đều được giới thiệu cẩn thận và chân thực, đảm bảo tính uy tín hơn vì được phát sóng trên truyền hình. Thứ ba, là giá cả hợp lý. Khi đã quen với kênh này, bạn chẳng muốn đi nơi nào khác để mua sắm”, ông Choi Wan-young chia sẻ.

Theo các nhà quan sát, những người trong độ tuổi 50 đến 60 đã trở thành nhóm khách hàng chủ chốt của các kênh mua sắm tại nhà ở Hàn Quốc. Họ chiếm tỷ lệ đáng kể trong số lượng người xem TV và nhiều người trong số họ có tình hình tài chính ổn định.

Những người cao tuổi năng động này khác biệt so với các nhóm người tiêu dùng khác, đặc biệt trong bối cảnh xu hướng xã hội hiện nay khi thế hệ trẻ ngày càng “hờ hững” với TV và chuyển sang điện thoại thông minh. Ngoài ra, giá cả thị trường cao đang khiến người tiêu dùng ở các tầng kinh tế thấp hơn, nhất là những người có thời gian làm việc hạn chế, không muốn chi tiêu.

Đã có nhiều thống kê cho thấy sức mua của nhóm người tiêu dùng cao tuổi. Theo BC Card, tính đến tháng 8/2023, mua sắm tại nhà chiếm 22,9% tổng chi tiêu của khách hàng từ 60 tuổi trở lên, tăng 7 điểm phần so với cùng kỳ năm ngoái.

Tương tự, KB Kookmin Card cũng báo cáo rằng giao dịch mua sắm tại nhà của những người từ 50 tuổi trở lên tăng 17% trong năm 2022 so với năm trước đó, trong khi con số này ở nhóm tuổi từ 20 đến 49 chỉ tăng 11%.

“Những người cao tuổi năng động thường là thích mua sắm và không quá tiết kiệm. Họ là những khách hàng quan trọng nhất của các kênh mua sắm tại nhà (Home shopping)”, một chuyên gia trong ngành nhấn mạnh.

Ngay khi nhanh chóng nhận ra được tầm ảnh hưởng lớn của nhóm khách hàng này đối với doanh số, các công ty trong ngành đã bắt đầu đầu tư và tái cơ cấu các chương trình của mình để thu hút người xem.

news-pv1202401036a9452fef06f4f7abeef65676314f4e6-p1-5713.jpg
Lotte Home Shopping liên tục mở rộng sang các mặt hàng mới phục vụ nhóm khách hàng cao tuổi

Hiện tại, người cao tuổi chiếm hơn 70% tổng số khách hàng của kênh mua sắm Lotte Home Shopping, với lượng mua hàng của họ trong quý 4/2023 tăng 20% so với năm 2022. Công ty ngay lập tức đã mở rộng danh mục sản phẩm của mình thiên hơn về các mảng quần áo thể thao, thiết bị y tế và công cụ chăm sóc sức khoẻ. Thêm vào đó, các sản phẩm làm đẹp và giảm cân cũng được lên kế hoạch để đưa vào danh mục bán hàng của kênh trong tương lai.

Trong khi đó, vào cuối năm ngoái, CJ Onstyle đã gây chú ý khi cho ra mắt một loại kính áp tròng mới dành riêng cho những người cao tuổi.

Giống như đối thủ Lotte, Hyundai Home Shopping cũng đẩy mạnh mặt hàng quần áo dành cho nhóm tuổi trên 60, cũng như thực phẩm dinh dưỡng và thiết bị chăm sóc sức khoẻ. Công ty đồng thời đưa ra chiến lược thay đổi lịch trình phát sóng để hướng đến người cao tuổi, những người thường có thói quen xem kênh mua sắm tại nhà vào khoảng 6 giờ và 10 giờ sáng hàng ngày.

Xem thêm

Bùng phát lừa đảo trực tuyến tại Nhật Bản

Bùng phát lừa đảo trực tuyến tại Nhật Bản

Nhật Bản đang chứng kiến một làn sóng lừa đảo trực tuyến nhắm vào người cao tuổi với hai hình thức chủ yếu là lợi dụng hình ảnh người nổi tiếng và lừa tình, với thiệt hại lên đến 2,1 triệu USD được ghi nhận trong 3 tháng đầu năm nay…

Có thể bạn quan tâm

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Tiền điện tử chứng kiến đà sụt giảm mạnh trong phiên khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao đã gây áp lực lên nhóm các tài sản rủi ro…

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, có thể dẫn đến cách tiếp cận ít can thiệp hơn đối với các loại tiền điện tử như bitcoin...

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Dù còn phải đối mặt với nhiều biến động, nhưng triển vọng giá bạc được các chuyên gia dự đoán sẽ tăng mạnh trong năm tới nhờ nhu cầu công nghiệp và nguồn cung hạn chế…