Ông Trump không phải là Tổng thống Mỹ đầu tiên đứng trước nguy cơ bị phế truất

Quốc hội Mỹ chưa từng phế truất Tổng thống nào giữa nhiệm kỳ. Tuy nhiên trong lịch sử, đã có vị Tổng thống từ chức để tránh việc phế truất hay đứng trước khả năng bị phế truất nhưng đã thoát hiểm ngoạ
Ông Trump không phải là Tổng thống Mỹ đầu tiên đứng trước nguy cơ bị phế truất

Tổng thống Trump có dễ bị phế truất theo Hiến pháp Mỹ?

Mới đây, thượng nghị sĩ Elizabeth Warren tuyên bố: “Nếu các quan chức cấp cao trong chính quyền tin rằng Tổng thống Mỹ không thể hoàn thành nhiệm vụ, họ nên viện dẫn Tu chính án 25 trong Hiến pháp Mỹ".

Việc viện dẫn viện dẫn Khoản 4, Tu chính án 25 trong Hiến pháp Mỹ đã dấy lên những tranh cãi cũng như cách vận dụng Khoản 4 của điều luật này trong hiến pháp Mỹ.

Tu chính án 25 trong Hiến pháp Mỹ được hình thành sau vụ ám sát cố Tổng thống John F. Kennedy vào năm 1963, quốc hội Mỹ đã có những băn khoăn về việc lựa chọn phó tổng thống mới, sau khi ông Lyndon B. Johnson trở thành Tổng thống.

Vì vậy, quốc hội đã đệ trình dự luật về Tu chính án số 25 vào mùa hè năm 1965. Và văn bản này chính thức trở thành một phần Hiến pháp Mỹ vào năm 1967.

Tu chính án 25 có nhiều điều điểm quy định các trường hợp Tổng thống nghỉ giữa nhiệm kỳ như: Trường hợp Tổng thống qua đời, bị bệnh, tạm thời giao quyền, bị phế truất… và trên thực tế nhiều điểm trong điều luật này đã được sử dụng. Tuy nhiên, việc Tổng thống Mỹ bị phế truất là chưa từng xảy ra.

Trước đây, cựu Tổng thống Richard Nixon từng phải trải qua một cuộc luận tội tương tự vì cáo buộc đặt máy nghe trộm vào Văn phòng đảng Dân chủ. Không còn cách nào khác, Tổng thống Nixon đã phải từ chức để tránh bị phế truất.

Vào năm 1974, khi cựu Tổng thống Richard M. Nixon từ chức sau vụ Watergate và phó Tổng thống thời điểm đó Gerald Ford đã lên thay vị trí của ông Nixon. Sau đó, ông Ford đã đề xuất ông Nelson Rockefeller lên làm Phó Tổng thống và được lưỡng viện thông qua.

Phải lưu ý rằng, trường hợp của Tổng thống Richard M. Nixon đã tự nguyện từ chức để áp dụng Khoản 1 và Khoản 2 của Tu chính án 25. Còn đối với trường hợp của ông Trump bắt buộc phải áp dụng Khoản 4 Tu chính án 25, trừ khi ông Trump tự nguyện từ chức.

Bill Clinton đã thoát hiểm ngoại mục như thế nào?

Một sự việc xảy ra tương tự như đối với Tổng thống Trump là vào giai đoạn 1997-1998 tổng thống Bill Clinton đã rơi vào giai đoạn khủng hoảng, thậm chí còn tồi tệ hơn ông Trump trong thời điểm hiện tại.

Nhiệm kỳ 2, Tổng thống Mỹ Bill Clinton phải hứng chịu nhiều sóng gió liên quan tới bê bối tình ái.

Những bê bối tình dục liên quan tới cô thực tập sinh Monica Lewinsky suýt chút nữa đã kéo vị tổng thống thứ 42 của Mỹ xuống bùn lầy. Sự việc bị đẩy lên tới mức ông Clinton suýt bị luận tội.

Ở thời điểm đó, không ít người đã nghĩ tới khả năng Bill Clinton sẽ phải về vườn nếu 60% nghị sĩ bỏ phiếu ông có tội. Bê bối tình ái khiến Bill Clinton suy giảm nghiêm trọng cả về uy tín và đạo đức. Nó dẫn tới việc người đàn ông quyền lực nhất nước Mỹ thời đó bị cô lập.

Ngay cả những chính trị gia từng rất thân thiết với Bill cũng quay lưng với ông hay không dám lên tiếng bảo vệ ông. Họ lo giữ thân trước cuộc bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ.

Khi mọi cánh cửa dường như đã đóng sập trước mắt Bill Clinton, vị cứu tinh của ông xuất hiện. Không ai ngờ đó là Larry Flynt, Chủ tịch công ty Truyền thông FLP - nhà sáng lập tạp chí khiêu dâm lừng danh Hustler.

Cách thức Flynt sử dụng để cứu Bill Clinton cũng độc đáo và nằm ngoài sự tưởng tượng của đối thủ, những người đang muốn sử dụng bê bối tình ái hạ bệ tổng thống.

Flynt đã bỏ tiền mua quảng cáo toàn trang trong ấn bản ngày chủ nhật của tờ Washington Post, Flynt hứa trả 1 triệu USD cho bất cứ ai có thể cung cấp bằng chứng “ngoại tình, quan hệ tình dục bất hợp pháp hoặc tham nhũng” của các nghị sĩ quốc hội Mỹ. Khoản tiền sẽ được trao nếu bằng chứng đó khiến các nghị sĩ từ chức.

Nó thổi bùng lên một phong trào tố cáo các chính khách, đặc biệt là các nhân vật thuộc phe Cộng hòa, những người đang muốn hạ bệ Bill Clinton.

Kết quả của sự việc là những bằng chứng về ngoại tình khiến Chủ tịch Hạ viện Newt Gingrich từ chức, Hạ nghị sĩ Bob Livingston rút lui dù đã được quy hoạch cho chức Chủ tịch Hạ viện thay ông Gingrich.

Hàng loạt nhân vật cộm cán của phe Cộng hòa cũng chịu chung cảnh ngộ. Khi người người lo lắng cho tương lai và sự nghiệp của bản thân, chẳng mấy người còn mặn mà với việc vạch tội người khác, dù đó là đương kim tổng thống Mỹ.

Tổng thống thứ 42 của Mỹ đã thoát hiểm như thế. Hoàn tất 2 nhiệm kỳ, ông Bill Clinton để lại nhiều dấu ấn với người Mỹ và cả thế giới.

Có thể bạn quan tâm

Elon Musk sắp tiếp quản TikTok?

Elon Musk sắp tiếp quản TikTok?

Theo một báo cáo mới đây từ Bloomberg, các nhà chức trách tại Trung Quốc đang cân nhắc về khả năng bán TikTok Mỹ cho tỷ phú Elon Musk…

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Tiền điện tử chứng kiến đà sụt giảm mạnh trong phiên khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao đã gây áp lực lên nhóm các tài sản rủi ro…

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, có thể dẫn đến cách tiếp cận ít can thiệp hơn đối với các loại tiền điện tử như bitcoin...

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Dù còn phải đối mặt với nhiều biến động, nhưng triển vọng giá bạc được các chuyên gia dự đoán sẽ tăng mạnh trong năm tới nhờ nhu cầu công nghiệp và nguồn cung hạn chế…