Prada coi thời trang “second-hand” là cơ hội, cân nhắc các mối quan hệ hợp tác

Thị trường túi xách và quần áo xa xỉ “second-hand” đã tăng mạnh trong ba năm qua, bởi những người mua sắm trẻ tuổi đang dần có ý thức hơn về môi trường đồng thời tìm kiếm những mặt hàng cao cấp với giá cả phải chăng.
Prada coi thời trang “second-hand” là cơ hội, cân nhắc các mối quan hệ hợp tác

Tập đoàn thời trang Ý Prada đã thấy được cơ hội trong lĩnh vực thời trang second-hand mà họ có thể phát triển cả trong nội bộ và thông qua quan hệ đối tác, giám đốc marketing và cũng người thừa kế thương hiệu Lorenzo Bertelli chia sẻ với Reuters. 

Prada dự kiến ​​sẽ đạt quy mô 33 tỷ euro (37,2 tỷ USD) trong năm nay sau khi tăng trưởng 65% từ năm 2017 đến năm 2021, theo công ty tư vấn Bain.

Một số công ty xa xỉ đối thủ khác cũng đang chuyển hướng sang khám phá lĩnh vực này. Đầu năm nay, tập đoàn hàng xa xỉ Pháp Kering đã nắm giữ 5% cổ phần của Vestiaire Collective, một nền tảng hàng đầu về mua bán hàng hiệu “second-hand”. Thương hiệu ngôi sao của Kering, Gucci cũng đã hợp tác với nền tảng mua bán hàng hiệu “second-hand” có trụ sở tại Hoa Kỳ là “The RealReal” vào năm ngoái.

Lorenzo Bertelli, con trai cả của đồng Giám đốc điều hành Patrizio Bertelli và Miuccia Prada, đồng thời là nhà lãnh đạo thương hiệu tương lai, cho biết trong một cuộc phỏng vấn tại hội nghị Reuters Next rằng: "Tôi không thể tiết lộ quá nhiều nhưng chắc chắn thị trường ‘second-hand’ sẽ còn phát triển hơn nữa. Chúng tôi luôn coi đó là cơ hội của mình.”

“Các kế hoạch trước mắt có thể là quan hệ đối tác với với những tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực này, hoặc có thể là thứ gì đó nội bộ hơn, hoặc cả hai, một loại giải pháp kết hợp với cả thương mại điện tử.”

Người thừa kế đế chế Prada, tiết lộ rằng anh muốn giữ tập đoàn do gia đình kiểm soát độc lập khi nắm quyền sau vài năm nữa, dường như không bị lung lay trước những thách thức trong tương lai của lĩnh vực xa xỉ luôn đòi hỏi sự thay đổi.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...