Ralph Lauren - Con đường đã định

Trong cuốn kỷ yếu của trường trung học DeWitt Clinton năm 1957, Ralph Lauren đã viết vỏn vẻn từ "triệu phú" trong câu hỏi về mục tiêu sống của mình. Ngày nay, NTK người Mỹ sở hữu khối tài sản ròng ước tính lên đến 7 tỷ USD, theo Forbes, nhờ vào sự thành công từ thương hiệu nổi tiếng mang tên mình.
Ralph Lauren - Con đường đã định

Rất lâu trước khi trở thành biểu tượng của làng thời trang Mỹ, Ralph Lauren có tên thật là Ralph Lipschitz, con trai út của một gia đình nhập cư gốc Do Thái sống ở Bronx, New York, Mỹ. Khi còn nhỏ, mỗi khi muốn tạm thoát khỏi áp lực và viễn cảnh nghèo khó của gia đình, Ralph đã tìm đến những bộ phim điện ảnh và đắm mình trong những chi tiết hư cấu về cuộc sống đa sắc màu.

Michael Gross, tác giả cuốn sách “Sự chân thực: Cuộc sống thật của Ralph Lauren”, đã từng chia sẻ với Bloomberg: “Ralph Lauren thực sự bị cuốn hút bởi những bộ phim của thời đại đó theo đúng nghĩa đen. Ông ấy đã tự phản chiếu chính mình trong những hình ảnh của sự thành công và quyền lực mà Gary Cooper hay Cary Grant thủ vai. Ralph thấy những nhân vật đó hiện lên trong giấc mơ và tầm nhìn của mình, và đó - khả năng bước vào một thế giới của trí tưởng tượng - là điều mà Ralph đã mang đến cho ngành công nghiệp thời trang.”

Dần dần, Ralph đã thay đổi bản thân và chọn đổi họ từ Lipschitz thành Lauren sau nhiều năm chịu đựng sự trêu chọc và bắt nạt từ bạn bè. Bởi ngay từ hồi thiếu niên, Ralph đã thường được chú ý bởi phong cách độc đáo khác với mọi người xung quanh. Bất chấp khởi điểm khiêm tốn của gia đình, Ralph Lauren lại thường yêu thích phong cách thời trang thanh lịch cổ điển pha trộn với yếu tố preppy chỉn chu của giới thượng lưu. Ông đã tìm thấy nguồn cảm hứng từ các biểu tượng Hollywood như Fred Astaire và Cary Grant. Và với tình yêu sâu sắc với thời trang, Ralph Lauren tìm đến những công việc bán thời gian ngay từ khi còn đi học để “tài trợ” cho đam mê của mình. Sau khi tốt nghiệp trung học, Ralph Lauren đỗ vào Đại học Baruch ở Manhattan nhưng được 2 năm thì lại bỏ ngang vì nhận ra rằng đây không hẳn là niềm hướng đi của mình.

Tuy nhiên, cuộc sống của Ralph Lauren thay đổi đáng kể từ khi ông nhập ngũ vào năm 1962, thực hiện nghĩa vụ trong Quân đội Hoa Kỳ trong 2 năm trước khi bắt đầu cuộc hành trình trong ngành công nghiệp thời trang. Sau khi xuất ngũ, Ralph đã làm việc ở thương hiệu Brooks Brothers và gắn bó vài năm tại đây. Cho đến khi một trải nghiệm vô cùng đặc biệt - trận đấu polo đầu tiên mà ông được tham dự - đã giúp định hình quan điểm và kích hoạt tinh thần kinh doanh của Ralph Lauren.

Warren Helstein, người bạn đã đưa Ralph đến trận đấu polo nhớ lại: “Chúng tôi đã được tiếp xúc với những điều tuyệt vời. Ngựa, da, bạc, những quý ông quý bà thanh lịch trong bộ cánh đắt tiền, và cả một xã hội thượng lưu mà chúng tôi thực sự chưa từng biết tới.”

Ralph Lauren

Sự kiện này đã truyền cảm hứng cho Ralph để bắt đầu phát triển một thương hiệu cao cấp, thanh lịch nhưng vẫn tính ứng dụng cao mà chúng ta được biết đến ngày này là Polo Ralph Lauren.

Chỉ có trong tay bằng tốt nghiệp trung học và một vài chứng chỉ học kinh doanh, việc thành lập công ty của riêng mình là quyết định đầy rủi ro đầu tiên mà Ralph Lauren đã nắm lấy. Tiếp theo đó là quyết định thiết kế những chiếc cà vạt to, nhiều màu sắc vào thời điểm mà nhỏ và trơn mới là tiêu chuẩn. Nhưng chính cách tiếp cận cấp tiến này đã giúp công ty của ông thu hút được nhà bán lẻ Bloomingdale - và giới mộ điệu của New York. Ralph Lauren đã thu về doanh thu 500.000 USD riêng từ cà vạt chỉ trong một năm sau đó.

Và dù đạt được thành công nhanh chóng như vậy, nhưng Ralph Lauren không ngừng nỗ lực để mở rộng công ty. “Ralph không ngồi trên ‘vòng nguyệt quế’ của mình một phút nào,” John Varvatos, nhà đầu tư của Ralph Lauren chia sẻ với Bloomberg. "Bạn có thể tận hưởng khoảnh khắc ấy, nhưng bạn phải luôn biết duy trì hào quang - và bạn không thể để mình mặc kẹt với tình trạng ‘con ngựa một mánh’.”

Ralph Lauren bắt đầu sự nghiệp của mình với mục tiêu đơn giản là tạo ra những bộ quần áo mà bản thân muốn mặc. Và đến nay, với bất kỳ mọi thiết kế mới, ông đều tập trung vào sự tinh tế cổ điển thay vì chạy đuổi theo những xu hướng đương thời.

Ralph Lauren
Ralph Lauren và vợ.

Ralph Lauren đưa công ty ra đại chúng vào năm 1997 - một quyết định mà ông phải đắn đo rất nhiều - nhưng vẫn duy trì 81,5% quyền biểu quyết của mình trong hội đồng quản trị. Công ty từ đó đã tiếp tục phát triển và chuyển đổi thành một thương hiệu phong cách sống đích thực, cung cấp các sản phẩm Ralph Lauren ở bốn danh mục đa dạng bao gồm thời trang, phụ kiện, nước hoa và nội thất. Ralph Lauren cũng đã nhiều lần thiết kế đồng phục Olympic Hoa Kỳ cũng như thiết kế phục trang cho các bộ phim nổi tiếng, bao gồm Annie Hall và The Great Gatsby (1974).

Cậu bé mắt to với mơ ước trở thành triệu phú nay đã 75 tuổi và tận hưởng thành quả to lớn từ sự cố gắng của mình, sở hữu vô số bất động sản giá trị ở Jamaica, Long Island, Bedford và Manhattan, cũng như một trang trại rộng 17.000 mẫu Anh ở Colorado. Ralph Lauren cũng được biết đến là người sở hữu một trong những bộ sưu tập xe hơi có giá trị nhất thế giới.

Ralph Lauren

Trong suốt cuộc đời và sự nghiệp đến nay, Ralph Lauren luôn nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc có ước mơ. Từ khởi đầu khiêm tốn khi còn là một cậu bé Do Thái ở Bronx, Ralph Lauren đã trở thành một tên tuổi quốc tế nhờ vào nỗ lực làm việc chăm chỉ, quyết tâm để theo đuổi ước mơ của chính mình.

Xem thêm

Việt Nam có thêm 1 tỷ phú USD

Việt Nam có thêm 1 tỷ phú USD

Theo danh sách tỷ phú thế giới 2022 vừa được Forbes công bố, Việt Nam có thêm 1 tỷ phú USD là Chủ tịch Nova Group Bùi Thành Nhơn, nâng tổng số tỷ phú USD tại Việt Nam lên 7 người - con số cao nhất từ trước tới nay.

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…