Rủi ro giảm phát của Trung Quốc tăng cao trong tháng 6

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc không thay đổi trong tháng 6 so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi chỉ số giá sản xuất (PPI) giảm 5,4%...
Rủi ro giảm phát của Trung Quốc tăng cao trong tháng 6

Dữ liệu kinh tế mới được công bố cho thấy, rủi ro giảm phát ở Trung Quốc tăng cao trong tháng 6/2023 khi nhu cầu tiếp tục yếu do giá tiêu dùng không thay đổi và giá xuất xưởng (factory-gate price) giảm sâu.

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) không thay đổi so với một năm trước đó, thấp hơn mức tăng 0,2% trong tháng 5. 

CPI của Trung Quốc hiện ở mức thấp nhất kể từ tháng 2/2021, trích dẫn so sánh của nhà cung cấp dữ liệu tài chính Trung Quốc Wind. Vào đầu năm nay, chính quyền Bắc Kinh đã đặt mục tiêu CPI khoảng 3% cho năm 2023.

Nhìn sâu vào CPI, giá thực phẩm ở Trung Quốc đã tăng 2,3% so với một năm trước đó vào tháng 6, cao hơn so với mức tăng 1% trong tháng 5, trong khi giá phi thực phẩm giảm 0,6% trong tháng trước sau khi không thay đổi trong tháng Năm.

Giá thịt lợn, một mặt hàng chủ lực trong bữa ăn của người Trung Quốc, đã giảm 7,2% trong tháng 6 so với một năm trước đó, trong khi giá trái cây tăng 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái và giá rau tăng 10,8%.

giảm phát
Tỷ lệ lạm phát tiêu dùng của Trung Quốc

Tỷ lệ lạm phát tiêu dùng cốt lõi của Trung Quốc, không bao gồm giá lương thực và năng lượng dễ biến động, chỉ tăng 0,4% trong tháng, thấp hơn mức tăng 0,6% trong tháng 5.

Trong khi đó, chỉ số giá sản xuất (PPI) - phản ánh mức giá bán buôn từ nhà máy - đã giảm 5,4% trong tháng 6 so với cùng kỳ năm ngoái xuống mức thấp nhất kể từ tháng 12/2015. Mức giảm này cao hơn dự đoán 5% của các nhà phân tích vào tháng trước, theo Wind.

“Những dữ liệu mới này là bằng chứng cho thấy nhu cầu trong nước đang ngày một suy yếu, đặt ra các thách thức bủa vây nên kinh tế lớn thứ hai thế giới trong việc phục hồi nhu cầu và tăng trưởng”, ông  Larry Hu, nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc tại Macquarie Group cho biết.

Các nhà kinh tế tại Capital econom nhận xét: “Giảm phát giá sản xuất đã trượt sâu hơn vào tháng trước xuống mức thấp nhất trong hơn 7 năm và lạm phát giá tiêu dùng giảm xuống mức thấp nhất trong 28 tháng là 0%. Lạm phát cốt lõi tiếp tục giảm khi động lực ban đầu của việc mở cửa trở lại dần biến mất. Chúng tôi kỳ vọng lạm phát sẽ tăng vào cuối năm nay, nhưng mức tăng vẫn còn hạn chế, tạo cơ hội cho việc nới lỏng chính sách hơn nữa”. 

Xem thêm

Goldman Sachs hạ dự báo GDP Trung Quốc năm 2023

Goldman Sachs hạ dự báo GDP Trung Quốc năm 2023

Goldman Sachs đã cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP Trung Quốc, cho rằng các mức kích thích hiện tại từ chính phủ sẽ chưa thể hỗ trợ đầy đủ cho nền kinh tế như suy nghĩ trước đây…

Có thể bạn quan tâm

Lửa chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã lan đến Phố Tàu New York

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Lửa lan tới "Phố Tàu" New York

Tuần trước, một gói bánh gạo tại cửa hàng tạp hóa Sun Vin trên phố Mulberry ở khu phố Tàu của New York có giá 4,99 USD. Nhưng sự leo thang của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã khiến các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đắt đỏ hơn nhiều. Hiện tại, loại bánh quy này có mức giá mới: 6,99 USD...

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Các nhà sáng tạo nội dung Trung Quốc, tự xưng là đơn vị sản xuất cho hàng loạt thương hiệu xa xỉ, đã nhanh chóng tạo nên một làn sóng “trả đũa” trên TikTok khi chào bán các sản phẩm “dupe” giá rẻ như một phản ứng trước thuế quan của Mỹ đối với quốc gia này…

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Từ Apple và Boeing đến Nike và Starbucks và cả Tesla đều đang trở thành nạn nhân trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi Trung Quốc có những quyết định cứng rắn với hoạt động của các ông lớn này tại thị trường quan trọng nhất của họ...