Shein Trung Quốc nộp đơn xin IPO tại Mỹ

Nhà bán lẻ thời trang Trung Quốc Shein đã bí mật nộp hồ sơ IPO tại Mỹ, hai nguồn tin quen thuộc với vấn đề chia sẻ với Reuters…

Một sự kiện pop-up của Shein tại cửa hàng Forever 21 ở Times Square, New York (Mỹ)
Một sự kiện pop-up của Shein tại cửa hàng Forever 21 ở Times Square, New York (Mỹ)

Theo Reuters đưa tin, Shein đã bí mật nộp đơn IPO tại Mỹ khi nhà bán lẻ này đang tìm cách mở rộng phạm vi tiếp cận toàn cầu. Những người quen thuộc với vấn đề cho biết, Shein được định giá lần gần đây nhất ở mức 66 tỷ USD và có thể sẵn sàng bắt đầu giao dịch trên thị trường đại chúng ngay khi bước sang năm 2024.

Việc nộp hồ sơ một cách bí mật là điều khá phổ biến vì nó cho phép các công ty liên lạc với Ủy ban Chứng khoán & Giao dịch Mỹ và thực hiện bất kỳ điều chỉnh cần thiết nào đối với hồ sơ của mình một cách riêng tư.

Trong vài tháng tới, Shein có thể sẽ điều chỉnh thủ tục giấy tờ và trả lời nhiều câu hỏi từ Uỷ ban. Hồ sơ sẽ được công khai sau khi công ty sẵn sàng tiến hành IPO. Vào thời điểm đó, những thông tin liên lạc với SEC và mọi điều chỉnh đối với thủ tục giấy tờ sẽ được công bố.

Shein đã phát triển vượt bậc trong vài năm qua sau khi chiếm được cảm tình của người tiêu dùng trên khắp thế giới với những thiết kế hợp thời trang, đa dạng mẫu mã với mức giá thành bình dân. Nhưng đồng thời công ty Trung Quốc cũng phải đối mặt với hàng loạt thách thức và cáo buộc sử dụng lao động cưỡng ép trong chuỗi cung ứng của mình, vi phạm luật lao động, gây tổn hại đến môi trường và ăn cắp thiết kế từ các nghệ sĩ độc lập.

Vào tháng 10/2023, Marcelo Claure, tân phó chủ tịch Shein Group nói với CNBC trong một cuộc phỏng vấn rằng Shein đang hợp tác với các nhà lập pháp và dành thời gian gặp họ để giải thích về hoạt động kinh doanh. “Không hề có cái gọi là lao động cưỡng ép trong các nhà máy của Shein mà ông đã tới thăm và làm việc”, ông Marcelo Claure nhấn mạnh.

Tuy nhiên, bản thân Shein trước đây đã từng thừa nhận rằng lao động cưỡng ép có xuất hiện trong chuỗi cung ứng của họ và khẳng định rất nhiều các biện pháp đã được triển khai để khắc phục tình trạng này.

Khi Shein phát triển từ một nhà bán lẻ vô danh của Trung Quốc thành một “gã khổng lồ” toàn cầu có trụ sở chính tại Singapore, phần lớn những hoạt động đằng sau vẫn còn là ẩn số. Shein được đánh giá là khá kín tiếng trong quá khứ, cho tới khi thương hiệu bắt đầu thúc đẩy một nỗ lực mở rộng vào năm nay.

Với việc Giám đốc điều hành Chris Xu vẫn nắm quyền, Shein đã bổ nhiệm cựu chủ tịch ngân hàng đầu tư Bear Stearns Donald Tang làm chủ tịch điều hành và gương mặt đại chúng vào đầu năm nay. Họ cũng đã tổ chức một loạt các sự kiện quảng bá, mời những cá nhân có tầm ảnh hưởng trong giới đến các nhà máy ở Trung Quốc để tham quan, thu hút giới báo chí kinh tế bằng những bữa tiệc hoành tráng có sự góp mặt của các nhà thiết kế độc lập và những nhân vật thân thiết của công ty.

Gần đây, Shein đã mua lại khoảng 1/3 Sparc Group - một liên doanh bao gồm công ty quản lý thương hiệu Authentic Brands Group và chủ sở hữu trung tâm thương mại Simon Property Group. Động thái này đã mang đến cho Shein một đồng minh hùng mạnh từ Mỹ, có thể giúp hợp pháp hóa công ty trong mắt của các cơ quan quản lý.

Cũng là một phần của thỏa thuận, Shein đồng ý hợp tác với đối thủ cũ một thời - Forever 21 - để ra mắt dòng quần áo đồng thương hiệu. Shein sẽ thiết kế, sản xuất và phân phối quần áo chủ yếu trên trang web của mình. Đồng thời, Shein còn tổ chức các sự kiện pop-up bên trong các cửa hàng của Forever 21.

Hiện tại, Shein vẫn còn nhiều việc phải làm trước khi có thể chiếm được lòng tin của các cơ quan quản lý Mỹ. Ngoài vô số vấn đề nói trên, CEO của công ty vẫn là một nhân vật bí ẩn trong mắt công chúng, người không nhận trả lời phỏng vấn hay phát biểu công khai về công ty. Đặc điểm này quả thật là một sự khác biệt lớn so với các doanh nghiệp khác đang được giao dịch công khai ở Mỹ.

Vào tháng 10/2023, khi nói chuyện với CNBC, Shein đã từ chối trả lời câu hỏi liệu CEO Chris Xu có còn là công dân Trung Quốc hay không.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…