T-90S trở thành một trong những xe tăng hiện đại phổ biến nhất thế giới

Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S của Nga hiện được coi là một trong những phương tiện chiến đấu hiện đại phổ biến nhất trên thế giới. Có 1700 xe đang trong biên chế của 8 quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Quân đội sở hữu T-90S đầu tiên và có số lượng lớn nhất (hơn 1.000 xe) là Ấn Độ. Những chiếc T-90 ban đầu của những năm 90 hiện đã được hiện đại hóa. Phiên bản xuất khẩu mới được trang bị tháp pháo hàn cải tiến, kính ngắm quang ảnh nhiệt Essa, động cơ V-92C2 1000 mã lực và hệ thống chuyển động mới.

Quân đội Ấn Độ đánh giá rất cao pháo 125 mm gắn trên T-90, cho phép sử dụng tên lửa chống tăng có điều khiển tấn công cùng các loại đạn pháo thông thường. Nhờ có hệ thống điều khiển từ xa súng máy 12,7 mm, trưởng xe có thể tấn công các các mục tiêu trên không và trên mặt đất, trong khi vẫn đang ngồi trong xe dưới sự bảo vệ của thiết giáp.

Hiện Ấn Độ đang tiếp tục sản xuất T-90S theo giấy  phép của Nga, với số lượng ngày càng tăng lên.

Vài năm trước, Ân Độ thử nghiệm sản xuất xe tăng Arjun, được coi là đối thủ cạnh tranh với xe tăng của tập đoàn Nizhny Tagil. Nhưng trên nhiều góc độ khai thác sử dụng khác nhau, chiếc xe này chưa đạt tới độ tin cậy như T-90S.

Những tính năng kỹ chiến thuật vượt trội của ngành công nghiệp quốc phòng Nga được thể hiện đầy đủ nhất ở Syria, khi quân đội quốc gia Syria được trang bị một số xe tăng T-90A.

Trong những năm tới, phiên bản T-90S sẽ xuất hiện trong kho vũ khí nhiều các quốc gia mới. Hiện nay ở Ai Cập, theo những thông tin địa phương, quân đội quốc gia này sẽ thay thế các xe tăng T-55/54 và T-62 của Liên Xô lỗi thời bằng các xe T-90MS hiện đại của Nga.

Xe tăng T-90S phiên bản sản xuất tại Ấn Độ. Video truyền thông India

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...