Tận dụng “con sóng” cổ phiếu công nghệ, Bắc Mỹ tiếp tục thống trị bản đồ tài sản thế giới

Thị trường tài chính đã phục hồi tích cực vào năm ngoái và nâng tổng tài sản ròng toàn cầu tăng hơn 4%. Báo cáo của BCG cho thấy Bắc Mỹ tiếp tục củng cố vị thế dẫn đầu và châu Á cần nỗ lực để bắt kịp...

Tận dụng “con sóng” cổ phiếu công nghệ, Bắc Mỹ tiếp tục thống trị bản đồ tài sản thế giới

Theo báo cáo tài sản toàn cầu từ Boston Consulting Group (BCG), tổng giá trị tài sản trên toàn cầu đã tăng lên 477 nghìn tỷ USD vào năm 2023.

Đây là mức tăng 4,3%, chủ yếu được thúc đẩy bởi sự phục hồi của nhóm tài sản tài chính, tăng gần 7%. Tài sản tài chính, một phân nhánh của tổng tài sản, không bao gồm các tài sản thực như bất động sản và đất đai, cũng như các khoản nợ phải trả.

Thông tin này được coi là dấu hiệu tích cực sau giai đoạn hậu Covid-19 đầy khó khăn, khi lãi suất cao và mất giá tiền tệ đã ảnh hưởng đến nhiều nơi trên thế giới. Năm 2022, tổng tài sản toàn cầu chỉ “nhích” nhẹ 0,2%, trong khi tài sản tài chính giảm 4%.

Tuy nhiên, BCG lưu ý rằng thế giới vẫn chưa đạt được quá trình phục hồi hoàn toàn. Tăng trưởng tổng tài sản 4,3% vẫn còn khá khiêm tốn so với mức tăng trưởng trung bình hàng năm là 7,1% được ghi nhận trong giai đoạn năm 2014 đến 2021.

Sự giàu có tập trung chủ yếu ở Bắc Mỹ, Châu Á-Thái Bình Dương và Tây Âu.

"Tài sản tài chính ở các nền kinh tế phát triển của Bắc Mỹ và Tây Âu bị ảnh hưởng nặng nề vào năm 2022, nhưng cả hai khu vực đều phục hồi trở lại vào năm 2023. Bắc Mỹ vẫn là một trong những khu vực tăng trưởng ấn tượng nhất, chiếm hơn 50% tổng số tài sản tài chính mới trong năm 2023, nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường chứng khoán”, BCG cho biết.

Lợi nhuận tài chính được thúc đẩy đáng kể bởi cổ phiếu công nghệ và bán dẫn, với Apple, Nvidia và Microsoft trở thành những công ty đầu tiên chạm mốc vốn hóa thị trường 3 nghìn tỷ USD.

Tăng trưởng tài sản tài chính ở Tây Âu diễn ra chậm hơn một chút. Theo BCG, điều này không chỉ vì mức tăng thấp hơn trên thị trường chứng khoán thấp hơn mà còn do các nhà đầu tư hạn chế đầu tư vào cổ phiếu.

Tài sản tài chính cũng cho thấy đà giảm nhẹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, chỉ tăng 5,1% vào năm 2023. Báo cáo tin rằng điều này chủ yếu là do sự chững lại trong việc tạo ra của cải ở Trung Quốc, mặc dù quốc gia tỷ dân dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trở lại trong những năm tới.

Để biết thêm về dữ liệu của từng quốc gia, cần xem xét song song với một báo cáo riêng biệt từ UBS. Theo đó, nghiên cứu được tập trung vào 56 quốc gia, xem xét mức tăng trưởng trung bình về tài sản trên đầu người từ năm 2022 đến năm 2023.

Sự suy giảm mạnh nhất được ghi nhận ở Síp, với đà giảm hơn 30%. Mexico đứng thứ hai, với tài sản trên đầu người giảm gần 20%. Kazakhstan ở vị trí thứ ba, mất hơn 17%.

Trong số các nền kinh tế Tây Âu, Thụy Sĩ và Italy là hai quốc gia hoạt động kém hiệu quả nhất, với mức giảm lần lượt gần 6% và 4%.

Ở đầu kia của bảng xếp hạng, Thổ Nhĩ Kỳ nổi bật với mức tăng hơn 157% tài sản trên đầu người trong khoảng thời gian từ 2022 đến 2023, bỏ xa tất cả các quốc gia khác.

Vương quốc Anh ghi nhận mức tăng gần 10% trong năm, trong khi tăng trưởng tài sản trên đầu người của Đan Mạch tăng gần 6%.

UBS cũng thu thập dữ liệu về sự phân bố của những cá nhân sở hữu hàng triệu USD trên toàn cầu. Cụ thể, số lượng người giàu có tập trung đông nhất ở Mỹ, tiếp theo là Trung Quốc đại lục và sau đó là Vương quốc Anh.

Xem thêm

Hai thái cực đối lập trong triển vọng kinh tế toàn cầu

Hai thái cực đối lập trong triển vọng kinh tế toàn cầu

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã phát hành báo cáo mới nhất về triển vọng kinh tế toàn cầu, nhấn mạnh sự kỳ vọng vào tăng trưởng mạnh mẽ ở Mỹ và Châu Á, trong khi Châu Âu vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức lớn…

Có thể bạn quan tâm

ECB đối mặt với bài toán khó: Lạm phát Đức giảm, Bỉ lại tăng

ECB đối mặt với bài toán khó: Lạm phát Đức giảm, Bỉ lại tăng

Lạm phát toàn phần của Khu vực đồng Euro đã giảm xuống mức thấp nhất trong 3 năm nhưng lạm phát lõi vẫn “cứng đầu” do chi phí dịch vụ tăng. Thành viên Hội đồng Điều hành ECB Isabel Schnabel kêu gọi Ngân hàng Trung ương Châu Âu thận trọng hơn về các dự định cắt giảm lãi suất trong thời gian tới…

Chìa khóa thành công trong cuộc đua xe điện Trung Quốc

Chìa khóa thành công trong cuộc đua xe điện Trung Quốc

Bên cạnh cuộc chiến về giá cả, các công ty xe điện Trung Quốc hiện đang cạnh tranh gay gắt trong phân khúc công nghệ hỗ trợ lái xe và các tính năng hiện đại khác được hỗ trợ bởi thiết bị chip bán dẫn…

Nhà sáng lập Telegram Pavel Durov

CEO Telegram Pavel Durov bị bắt tại Pháp

Tỷ phú Pavel Durov đã bị bắt giữ tại sân bay Bourget gần Paris vào tối thứ Bảy, theo thông tin từ kênh truyền hình TF1 và BFM, trích dẫn các nguồn tin ẩn danh…

PwC Trung Quốc

PwC có thể bị cấm hoạt động 6 tháng tại Trung Quốc vì vụ Evergrande

PwC Trung Quốc đã thông báo với khách hàng rằng ​​chính quyền Trung Quốc có thể sẽ áp dụng lệnh cấm kinh doanh đối với ông lớn này trong 6 tháng, như một phần của hình phạt liên quan đến việc PwC Trung Quốc là đơn vị kiểm toán đối với ông lớn bất động sản Evergrande đã phá sản.

Cuộc đại chiến giữa Shein và Temu

Cuộc đại chiến giữa Shein và Temu

Tập đoàn thời trang nhanh Shein đã đệ đơn kiện đối thủ Temu về vấn đề vi phạm bản quyền, sao chép thiết kế sản phẩm. Tuy nhiên, bản thân Shein cũng đang đối mặt với vô số cáo buộc đạo nhái từ các thương hiệu khác…