Taylor Swift là lý do Ngân hàng Trung ương Anh trì hoãn việc cắt giảm lãi suất?

Theo đánh giá từ Ngân hàng đầu tư TD Securities, tác động kinh tế từ tour diễn The Eras Tour của Taylor Swift có thể khiến Ngân hàng Trung ương có thể trì hoãn việc cắt giảm lãi suất vào tháng 9…

Taylor Swift là lý do Ngân hàng Trung ương Anh trì hoãn việc cắt giảm lãi suất?

Chuyến lưu diễn The Eras Tour của Taylor Swift đang tiếp tục thúc đẩy giá cả cũng như chi tiêu của người tiêu dùng Anh và thách thức nỗ lực kiềm chế lạm phát của Ngân hàng Trung ương Anh (BoE).

Như ngân hàng đầu tư TD Securities lưu ý, khi hàng trăm nghìn Swifties (tên gọi fan hâm mộ của Taylor Swift) đổ xô đến London vào tháng 8 để trải nghiệm trực tiếp các chương trình biểu diễn đặc sắc, thì động lực kinh tế đó có thể khiến BoE trì hoãn việc cắt giảm lãi suất sắp tới.

“Ban đầu chúng tôi dự đoán BoE sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 8, nhưng dữ liệu lạm phát trong tháng đó có thể khiến MPC (Ủy ban chính sách tiền tệ) phải trì hoãn cả đến qua tháng 9,” chiến lược gia vĩ mô Lucas Krishan và James Rossiter của TD Securities viết trong một ghi chú.

Ngân hàng Trung ương Anh đã có dự định ​​ sớm nới lỏng chính sách tiền tệ từ mức cao nhất trong 16 năm là 5,25%. Trong số 65 nhà kinh tế được Reuters thăm dò, 63 người tin rằng BoE sẽ cắt giảm vào tháng 8, trong khi các thị trường tài chính lại đặt cược vào tháng 9.

Tuy nhiên, những buổi biểu diễn của Taylor Swift tại Anh Quốc trong tháng 8 chắc chắn sẽ có tác động và làm thay đổi những dữ liệu lạm phát quan trọng, đủ để khiến BoE phải suy nghĩ lại về dự định của mình.

“Khi đó, việc giá khách sạn tăng đột biến sẽ là yếu tố đáng chú ý nhất, có khả năng bổ sung thêm 0,30 điểm phần trăm vào lạm phát dịch vụ và 0,15 điểm phần trăm vào lạm phát tổng thể”, chiến lược gia Lucas Krishan và James Rossiter nhấn mạnh.

Dữ liệu mới nhất được TD Securities trích dẫn cho thấy giá khách sạn ở Scotland đã tăng vượt dự đoán trong thời gian diễn ra chương trình vào cuối tuần trước, trong khi áp lực tăng giá ở Liverpool - nơi Taylor Swift kết thúc chặng diễn khu vực Tây Bắc nước Anh - có phần nhẹ nhàng hơn.

Taylor Swift cũng sẽ biểu diễn ở Cardiff, xứ Wales và London vào cuối tháng này. Mặc dù ngày diễn ra concert ở Cardiff có thể trùng với ngày công bố chỉ số lạm phát tháng 6, các nhà phân tích cho rằng tác động đối với chỉ số sẽ là không nhiều bởi quy mô kinh tế của thành phố là tương đối nhỏ.

BoE đã không đưa ra bình luận cụ thể khi được liên hệ, nhưng nói rằng MPC sẽ xem xét một loạt các chỉ số kinh tế khi đưa ra quyết định về lãi suất.

Tác động kinh tế từ chuyến lưu diễn nổi tiếng của Taylor Swift đã được ghi nhận rõ ràng, với các thuật ngữ như “Swiftflation” (lạm phát Swift) hay “Swiftonomics” (kinh tế Swift) đã nổi lên trong thời gian vừa qua. Những thuật ngữ này ám chỉ sự gia tăng chi tiêu ở các dịch vụ như khách sạn, vé máy bay và nhà hàng tại các thành phố mà Taylor Swift tổ chức concert.

Tại Edinburgh và Scotland - nơi mà nữ ca sĩ từng đạt giải Grammy bắt đầu tour lưu diễn ở Anh của mình vào đầu tháng này - các buổi concert và chi tiêu liên quan được ước tính đã mang đến khoảng 77 triệu bảng Anh cho kinh tế địa phương.

Trong một lưu ý riêng, ngân hàng Barclays cho biết toàn bộ tour diễn của Taylor Swift ở Anh có thể bổ sung khoảng 1 tỷ bảng Anh cho nền kinh tế nước này.

Ngân hàng Trung ương Anh sẽ bắt đầu cuộc họp vào ngày 20/6 tới để đưa ra quyết định lãi suất mới và công bố triển vọng về diễn biến lạm phát trong tương lai.

Xem thêm

Tài sản ròng của nữ ca sĩ Taylor Swift hiện ở mức 1,1 tỷ USD

Taylor Swift chính thức gia nhập hàng ngũ tỷ phú USD

Bloomberg Billionaires Index cho biết tổng giá trị tài sản ròng của Taylor Swift đã được nâng lên mức 1,1 tỷ USD nhờ chuyến lưu diễn bùng nổ “The Eras Tour” đã giúp thúc đẩy nền kinh tế Mỹ thời gian vừa qua…

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...