Thị trường chứng khoán Mỹ và sự thống trị nền tài chính toàn cầu

Một trong những dấu hiệu mạnh mẽ nhất về sự thống trị tài chính của Mỹ là tổng giá trị vốn hóa thị trường của hai sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất đất nước⁠—Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) và NASDAQ⁠...
chứng khoán Mỹ

Một trong những dấu hiệu mạnh mẽ nhất về sự thống trị tài chính của Mỹ là tổng giá trị vốn hóa thị trường của hai sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất đất nước⁠—Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) và NASDAQ⁠...

Quả thật, hai sàn niêm yết chứng khoán Mỹ lấn át tất cả các sàn giao dịch khác trên thế giới. Trên thực tế, riêng NYSE đã lớn hơn các sàn giao dịch Thượng Hải, Thâm Quyến, Nhật Bản và Euronext cộng lại.

chứng khoán Mỹ

Một trong những lý do chính cho sự thống trị này là quy mô tuyệt đối của nền kinh tế Mỹ. Với GDP hơn 25 nghìn tỷ USD, Mỹ duy trì danh hiệu nền kinh tế lớn nhất thế giới và các sàn giao dịch của Mỹ là nơi đặt trụ sở của phần lớn các công ty lớn nhất và có giá trị nhất thế giới, bao gồm những “gã khổng lồ” công nghệ như Apple, Amazon và Microsoft.

Tính đến tháng 1/2023, tổng giá trị cổ phiếu niêm yết trên các sàn giao dịch của Mỹ chiếm 42% tổng giá trị toàn cầu. 

Trong phần lớn những năm 1970, Mỹ đã chiếm hơn một nửa giá trị thị trường chứng khoán toàn cầu. Trong suốt những năm 1980, thị phần của Mỹ bắt đầu giảm xuống, một phần do bong bóng kinh tế tại Nhật Bản.

Nếu nhắc tới khoảng thời gần đây hơn, thị trường chứng khoán Mỹ đã có thời điểm thu hẹp trong bối cảnh cuộc Khủng hoảng tài chính diễn ra, nhưng kể từ đó đến nay đã tăng lên đều đặn.

Các sàn giao dịch chứng khoán của Mỹ có một số lợi thế khiến chúng trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, bao gồm sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý, tiến bộ công nghệ, môi trường kinh tế và chính trị ổn định cũng như một nhóm đa dạng các công ty nổi tiếng để đầu tư. 

Vào năm 2018, PwC đã thực hiện một khảo sát với sự tham gia của hàng trăm người tham gia thị trường về tương lai của các sàn giao dịch chứng khoán. Những người được hỏi cảm thấy rằng, đến năm 2030, nhiều sàn giao dịch hàng đầu hiện nay sẽ vẫn là lựa chọn phổ biến cho các công ty muốn niêm yết cổ phiếu.

chứng khoán Mỹ

Mặc dù có những lợi thế rõ ràng, nhưng các sàn giao dịch của Mỹ cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh lớn, đặc biệt là ở các thị trường mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ. Chẳng hạn, Sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải đã chứng kiến đà tăng trưởng đáng kể trong những năm gần đây và hiện là sàn giao dịch lớn thứ ba thế giới tính theo vốn hóa thị trường.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Hơn 1.000 tỷ USD Mỹ đã bị đánh cắp hàng năm thông qua lừa đảo qua điện thoại và internet

Vén màn “Ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô”: Thâm nhập "Khu tự trị" Mae Sot

Đằng sau những vụ hack tài khoản, chiếm đoạt tiền từ châu Âu sang châu Á sang Mỹ… là cả một “ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô” hoạt động tinh vi, bài bản. Hàng trăm ngàn “nạn nhân” của nạn buôn người đang trở thành những nô lệ hiện đại, làm công cụ lừa đảo chiếm đoạt hàng nghìn tỷ USD mỗi năm...

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Ngành du lịch Mỹ đang chao đảo khi lượng khách quốc tế sụt giảm mạnh do căng thẳng chính trị, chính sách nhập cư khắt khe và các rào cản visa, khiến nhiều điểm đến và doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ thất thu nghiêm trọng trong mùa cao điểm…

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…