Thị trường tiêu thụ bia lớn nhất thế giới hồi phục mạnh mẽ nhờ Euro 2024

Dự kiến nhu cầu đối với bia cao cấp sẽ bùng nổ tại Trung Quốc vào nửa cuối năm nay, mang đến cơ hội cho các nhà sản xuất nội địa và quốc tế…

Trung Quốc là thị trường sản xuất và tiêu thụ bia lớn nhất thế giới
Trung Quốc là thị trường sản xuất và tiêu thụ bia lớn nhất thế giới

Theo nghiên cứu của CGS International, Trung Quốc - quốc gia sản xuất và tiêu thụ bia lớn nhất thế giới dự kiến sẽ chứng kiến sự phục hồi ngoạn mục vào nửa cuối năm nay, đặc biệt là ở phân khúc sản phẩm cao cấp, chủ yếu nhờ vào các sự kiện thể thao lớn.

Các sự kiện quốc tế như Euro 2024 đang diễn ra, Copa America và Thế vận hội Paris sắp tới, cùng với thời tiết nắng nóng kéo dài, sẽ thúc đẩy nhu cầu đối với đồ uống này.

Các nhà phân tích của CGS, bà Lei Yang và Sun Feifei, nhấn mạnh trong nghiên cứu rằng doanh số bán các sản phẩm bia cao cấp sẽ tăng cao bất ngờ ở các kênh dịch vụ ăn uống và giải trí, hứa hẹn là động lực chủ chốt cho ngành.

Lấy ví dụ từ Euro 2024, cơ sở dữ liệu trực tuyến Trung Quốc QiChaCha chỉ ra rằng nhiều quán bar và nhà hàng đã trang trí địa điểm và cung cấp các thực đơn theo chủ đề thể thao để thu hút khách hàng và thúc đẩy lợi nhuận nhờ “cơn sốt” bóng đá.

"Thị trường bia bắt đầu cho thấy xu hướng phục hồi rõ ràng và các thương hiệu lớn đang cạnh tranh để tung ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với tiêu dùng. Cúp châu Âu đang thổi bùng “nền kinh tế bia”, QiChaCha lưu ý và tiết lộ thêm rằng số lượng doanh nghiệp liên quan đến bia tại Trung Quốc đã tăng hơn 7.000 so với năm ngoái.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đang được hỗ trợ khi giá lúa mạch rẻ hơn giúp giảm bớt chi phí sản xuất, bà Lei Yang giải thích. Trích dẫn dữ liệu từ cơ quan hải quan Trung Quốc và nghiên cứu riêng, CGS International chỉ ra rằng giá lúa mạch nhập khẩu trung bình đã giảm 30% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 273 USD/tấn trong giai đoạn tháng 1 đến tháng 4/2024.

Ngoài giá lúa mạch và giá vật liệu đóng gói thấp hơn, CGS cũng kỳ vọng ngành bia sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ việc nâng cấp sản phẩm lên các hạng mục mới để đáp ứng nhu cầu: “Chúng tôi dự đoán xu hướng này sẽ tiếp tục trong cả năm 2024”.

Nghiên cứu của CGS cũng lưu ý, hai nhà máy bia Trung Quốc bao gồm Nhà máy bia Thanh Đảo và China Resources Beer, sẽ có thể “hái ra tiền” khi mức tiêu thụ nội địa ngày càng tăng cao.

Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất chứng kiến sự phục hồi lạc quan này. Vào tháng 5, một báo cáo của Reuters nhấn mạnh rằng các nhà sản xuất bia toàn cầu sẽ cải thiện được doanh số trong năm nay sau một vài quý sụt giảm.

Báo cáo cho biết thêm, Heineken - nhà sản xuất bia lớn thứ hai thế giới đã chứng kiến tăng trưởng sản lượng tích cực trong quý 1/2024 sau hơn 1 năm chật vật. Đối thủ cạnh tranh Carlsberg cũng ghi nhận sản lượng tốt hơn trong cùng kỳ sau một vài quý chững lại.

Giám đốc điều hành Carlsberg, Jacob Aarup-Andersen cho biết các nhà sản xuất bia sẽ được hưởng lợi theo dòng sự kiện Thế vận hội Paris và Euro 2024. “Chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng sản lượng tích cực trong thời gian tới”, ông Aarup-Andersen nói, đồng thời nhấn mạnh thêm rằng công ty kỳ vọng doanh số bán hàng sẽ "bùng nổ" ở châu Á.

Tuy nhiên, cũng có một số cảnh báo chỉ ra sự cạnh tranh gay gắt về giá giữa các thương hiệu sẽ gây áp lực lên lợi nhuận.

Xem thêm

Vị đắng của cổ phiếu ngành bia rượu

Vị đắng của cổ phiếu ngành bia rượu

Ngành bia rượu đang chứng kiến lượng tiêu thụ suy giảm mạnh trong bối cảnh sức mua giảm cộng thêm Nghị định 100 siết chặt quy định về nồng độ cồn của người tham gia giao thông. Điều này dẫn đến doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp bia rượu sụt giảm hàng nghìn tỷ đồng…

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…