“Thủ thuật táo bạo” để phát triển Bumble chỉ tốn 20 USD

Thay vì các chiến dịch tiếp thị truyền thống, người sáng lập Bumble - Wolfe Herd đã có một loạt các “thủ thuật táo bạo". Một trong số đó, Wolfe Herd đã đến một cửa hàng bánh quy và trả cho những người thợ làm bánh 20 USD, để tô điểm cho những chiếc bánh quy màu vàng băng với logo Bumble màu trắng…

Nhà sáng lập Bumble - Wolfe Herd
Nhà sáng lập Bumble - Wolfe Herd

Trong những ngày đầu phát hành của ứng dụng hẹn hò Bumble, Giám đốc điều hành và người sáng lập Whitney Wolfe Herd đã nhận ra Twitter và Instagram là hai trong số những ứng dụng phổ biến nhất hiện nay, nhưng chưa bao giờ thấy nhà điều hành quảng cáo cho chúng.

Bà ấy muốn làm cho ứng dụng hẹn hò của mình phổ biến như những gã khổng lồ truyền thông xã hội, và ý tưởng hạn chế chi tiêu đã hấp dẫn bà ấy. Wolfe Herd cho biết trong một khóa học MasterClass vào ngày 12/10 rằng, Bumble có một "ngân sách khiêm tốn" vào thời điểm đó.

Sau khi Wolfe Herd nhờ thợ vẽ logo Bumble lên những chiếc bánh, bà đã mang hộp bánh đến một hội nữ sinh đại học gần đó. Những món quà khác cho các cô gái nữ sinh - được trao để đổi lấy việc tải xuống và chia sẻ ứng dụng với bạn bè - bao gồm bóng bay, koozies và đồ lót Hanky Panky màu vàng, Fortune đưa tin vào năm 2016.

Các cô gái được tặng những món quà khác nhau như bóng bay, koozies và những bộ đồ Hanky Panky màu vàng, nhưng đổi lại sẽ phải tải ứng dụng Bumble và chia sẻ điều đó với bạn bè. Bà ấy cũng dùng những chiến thuật tương tự tại các trường đại học khác.

Khi những nữ sinh và nam sinh tải ứng dụng xuống, sau đó họ bắt đầu quẹt và tìm ra nửa kia phù hợp với bản thân. Khi đó hiệu ứng “quả cầu tuyết” thực sự bắt đầu. (hiệu ứng quả cầu tuyết là chính là phát triển dần đều của một vật cố định).

Bumble ra mắt vào tháng 12/2014 với 10 triệu USD được tài trợ từ người đồng sáng lập Badoo Andrey Andreev. Hầu hết số tiền đó dường như không dành cho tiếp thị, thay vào đó, khi Wolfe Herd nhận thấy các biển báo bên ngoài giảng đường đại học địa phương cấm các nền tảng truyền thông xã hội trong lớp, bà ấy đã treo các biển báo bổ sung, thêm Bumble vào danh sách.

Bà ấy chia sẻ rằng: "Chưa ai biết Bumble là gì, vì vậy khi chúng tôi liên kết bản thân với những sản phẩm này, chúng tôi đã tự đưa mình vào giả định rằng đó sẽ là ứng dụng mà họ muốn sử dụng trong lớp. Từ đó, lượng tải ứng dụng bắt đầu tăng lên”.

Bảy năm sau khi ra mắt ứng dụng, Wolfe Herd trở thành nhà sáng lập nữ trẻ nhất trong lịch sử, khi đưa công ty của bà ra công chúng. Bumble Inc., hiện sở hữu một nhóm ứng dụng bao gồm Bumble và Badoo, có vốn hóa thị trường hiện tại là 1,91 tỷ USD.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...