Trung Quốc đáp trả gay gắt, áp thuế 125% lên hàng hoá Mỹ

Trung Quốc vừa nâng thuế nhập khẩu 125% đối với hàng hoá Mỹ để đáp trả chính sách thuế quan của chính quyền Donald Trump, làm gia tăng căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới…

Trung Quốc đáp trả gay gắt, áp thuế 125% lên hàng hoá Mỹ

Trung Quốc mới đây đã có động thái trả đũa mức thuế đối ứng của chính quyền Donald Trump bằng cách nâng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Mỹ từ 84% lên 125%.

“Nếu Mỹ tiếp tục áp thuế cao hơn, điều đó sẽ không còn hợp lý về mặt kinh tế và sẽ trở thành trò cười trong lịch sử kinh tế thế giới”, Bộ Tài chính Trung Quốc nhấn mạnh.

“Tại mức thuế hiện tại, không còn thị trường cho hàng hóa Mỹ vào Trung Quốc”, tuyên bố cho biết, đồng thời cảnh báo rằng nếu chính phủ Mỹ tiếp tục tăng thuế đối với Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ phớt lờ.

Nhưng khác với các vòng đáp trả trước đây, chính phủ Trung Quốc lần này không công bố thêm biện pháp kiểm soát xuất khẩu hay mở rộng danh sách thực thể không đáng tin cậy.

Bộ Thương mại Trung Quốc cho rằng việc Washington liên tục áp thuế quá cao chỉ là một trò chơi con số và không có ý nghĩa kinh tế, bộc lộ ý đồ dùng thuế quan như một công cụ để ép buộc các đối tác.

Trung Quốc cảnh báo sẽ kiên quyết đáp trả và chiến đấu đến cùng nếu Mỹ tiếp tục xâm phạm quyền lợi của họ; ngoài ra, Washington sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về những tổn thất do thuế quan gây ra.

“Giai đoạn đối đầu bằng thuế quan đang đi đến ngõ cụt”, ông Josef Gregory Mahoney, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Sư phạm Hoa Đông ở Thượng Hải chỉ ra.

Trước năm 2025, mức thuế nhập khẩu trung bình mà hai bên áp dụng với nhau đều dưới 20%, ngay cả sau cuộc chiến thương mại đầu tiên trong nhiệm kỳ trước của ông Trump.

Hiện tại, Mỹ và Trung Quốc trao đổi khoảng 700 tỷ USD hàng hóa mỗi năm. Năm ngoái, các mặt hàng Mỹ nhập khẩu nhiều nhất từ Trung Quốc bao gồm điện thoại thông minh, máy tính xách tay và pin lithium-ion. Ở chiều ngược lại, những mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Mỹ sang Trung Quốc là khí dầu mỏ hóa lỏng, dầu thô, đậu nành, tua-bin khí và máy móc sản xuất chất bán dẫn.

screenshot-2025-04-11-at-172717.png

“Dù Trung Quốc có thể tạm dừng các biện pháp áp thuế trả đũa, nhưng nếu Mỹ tiếp tục có động thái khác, căng thẳng sẽ chỉ leo thang hơn nữa. Vì vậy, cờ đang nằm trong tay Tổng thống Trump”, bà Michelle Lam, chuyên gia kinh tế tại Societe Generale SA, nhận định.

Bước tiếp theo là đánh giá mức độ thiệt hại đối với các hoạt động kinh tế ở cả Mỹ và Trung Quốc, ông Zhang nói thêm, chưa có dấu hiệu nào cho thấy hai chính phủ sẽ bắt đầu đàm phán để tránh nguy cơ gián đoạn lớn trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ngân hàng Goldman Sachs đã hạ dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc xuống còn 4% do ảnh hưởng từ căng thẳng thương mại và tốc độ tăng trưởng toàn cầu chậm lại.

Dù xuất khẩu sang Mỹ chỉ chiếm khoảng 3 điểm phần trăm trong tổng GDP của Trung Quốc, các nhà phân tích của Goldman Sachs cho rằng tác động đến thị trường việc làm vẫn rất lớn. Họ ước tính có khoảng 10-20 triệu lao động Trung Quốc đang làm việc trong các ngành xuất khẩu sang Mỹ.

Trong cuộc gặp với Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez vào cùng ngày, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố: “Không có bên nào chiến thắng trong một cuộc chiến thuế quan, và đi ngược lại thế giới sẽ chỉ khiến chính bạn bị cô lập”. Hai nhà lãnh đạo cam kết tăng cường quan hệ trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư và đổi mới công nghệ.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Hơn 1.000 tỷ USD Mỹ đã bị đánh cắp hàng năm thông qua lừa đảo qua điện thoại và internet

Vén màn “Ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô”: Thâm nhập "Khu tự trị" Mae Sot

Đằng sau những vụ hack tài khoản, chiếm đoạt tiền từ châu Âu sang châu Á sang Mỹ… là cả một “ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô” hoạt động tinh vi, bài bản. Hàng trăm ngàn “nạn nhân” của nạn buôn người đang trở thành những nô lệ hiện đại, làm công cụ lừa đảo chiếm đoạt hàng nghìn tỷ USD mỗi năm...

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Ngành du lịch Mỹ đang chao đảo khi lượng khách quốc tế sụt giảm mạnh do căng thẳng chính trị, chính sách nhập cư khắt khe và các rào cản visa, khiến nhiều điểm đến và doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ thất thu nghiêm trọng trong mùa cao điểm…

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…