Trung Quốc “loay hoay” cải thiện tình trạng già hoá dân số

Trung Quốc sẽ ban hành các chính sách để thúc đẩy tỷ lệ sinh, vào thời điểm các nhà hoạch định chính sách lo ngại rằng sự sụt giảm dân số sắp xảy ra của Trung Quốc có thể gây tổn hại sâu sắc cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Trung Quốc “loay hoay” cải thiện tình trạng già hoá dân số

Các nhà nhân khẩu học nhận định, mặc dù Trung Quốc có 1,4 tỷ dân - là quốc gia đông dân nhất thế giới - nhưng tỷ lệ sinh đẻ của nước này đang giảm xuống mức thấp kỷ lục trong năm nay, xuống dưới 10 triệu so với 10,6 triệu trẻ của năm 2021 - vốn đã giảm 11,5% so với năm 2020.

Các nhà chức trách đã áp dụng chính sách một con từ năm 1980 đến năm 2015, sau đó chuyển sang chính sách ba con, thừa nhận quốc gia đang trên bờ vực suy thoái nhân khẩu học. Tỷ lệ sinh đẻ của Trung Quốc là 1,16 vào năm 2021, thấp hơn mức 2,1 tiêu chuẩn của OECD đối với một dân số ổn định và thuộc nhóm thấp nhất trên thế giới.

tỷ lệ sinh đẻ
Tỷ lệ sinh đẻ tại Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất vào năm 2021 và được dự đoán sẽ còn thấp hơn vào năm nay. 

Trong bài phát biểu khai mạc Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Bắc Kinh vừa qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết: ”Chúng tôi sẽ thiết lập một hệ thống chính sách để thúc đẩy tỷ lệ sinh đẻ và theo đuổi một chiến lược quốc gia chủ động để ứng phó với tình trạng già hóa dân số”.

Vào khoảng hơn một năm trở lại đây, các nhà chức trách đã đưa ra nhiều biện pháp khuyến khích sinh đẻ như khấu trừ thuế, nghỉ thai sản, tăng cường bảo hiểm y tế, trợ cấp nhà ở, tăng thêm tiền cho con thứ ba và trấn áp tình trạng dạy thêm học thêm đắt đỏ.

Tuy nhiên, mong muốn có con của phụ nữ Trung Quốc hiện thuộc nhóm thấp nhất trên thế giới, một cuộc khảo sát được công bố vào tháng 2 của Tổ chức nghiên cứu dân số YuWa cho thấy.

Các nhà nhân khẩu học nói rằng các biện pháp được thực hiện cho đến nay vẫn là chưa đủ. Họ viện dẫn chi phí giáo dục cao, lương thấp và văn hoá làm việc “khét tiếng” là những vấn đề cần sớm được cải thiện, cùng với các chính sách Covid-19 và những lo ngại về tăng trưởng kinh tế.

Xem thêm

Giới trẻ Trung Quốc muốn quay lưng với "văn hóa hối hả"?

Giới trẻ Trung Quốc muốn quay lưng với "văn hóa hối hả"?

Những người trẻ tuổi ở Trung Quốc ngày càng mất niềm tin và thất vọng với công việc và cuộc sống. Trong đó, một số người hiện đang quay lưng lại với nền văn hóa hối hả đã “nghiền nát tinh thần” của họ qua các thách thức từ thất nghiệp gia tăng đến sa thải nhân viên và bất ổn kinh tế.

Có thể bạn quan tâm

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Tổng thống Trump khơi mào cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bằng các áp đặt thuế quan, Trung Quốc cũng không ngần ngại đáp trả bằng các áp đặt thuế quan tương đương. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã bắt đầu. Câu hỏi đặt ra là cuộc chiến này sẽ đưa cả hai bên, và cả thế giới đi đến đâu?

Thuế quan vô tình "cản trở" thỏa thuận TikTok Mỹ

Thuế quan vô tình "cản trở" thỏa thuận TikTok Mỹ

Theo Reuters đưa tin, thỏa thuận bán lại hoạt động TikTok Mỹ dường như đã bị hoãn lại sau khi phía Trung Quốc đưa ra tín hiệu phản đối trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang do thuế quan…